Canh lá đinh lăng nấu tôm
Nguyên liệu: 100gr lá đinh lăng non, 200gr tôm tươi, mắm, muối, hành, tiêu, dầu ăn.
Gà hấp lá đinh lăng
Nguyên liệu: 1/2 con gà ta, 100gr lá đinh lăng, muối, tiêu, bột ngọt, hành tím.Các bước thực hiện:- Gà rửa sạch, ướp với gia vị trong 15 phút.- Lá đinh lăng rửa sạch, xếp vào đáy nồi, đặt gà lên trên.
Chả trứng lá đinh lăng
Món này còn có tên là trứng chiên lá đinh lăng. Nguyên liệu gồm: 3 trứng gà, 50gr lá đinh lăng, nước mắm, hành lá, tiêu.Các bước thực hiện:- Lá đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ.- Trứng gà đánh đều, nếm gia vị và cho lá đinh lăng vào.
Vì sao cây đinh lăng được gọi là nhân sâm của người nghèo?
Cây đinh lăng được ví von như vậy vì rất dễ kiếm, dễ trồng nhưng lại có lợi ích lớn cho sức khỏe, bao gồm cả tác dụng bồi bổ.BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 3 cho biết, trong đinh lăng có các alcoloid, glucozit, saponin, flavonoid, tanin, vitamin B; các axit amin như lyzin, xystei và methionin là những axit amin không thể thay thế được.Năm 1961, các khoa Dược lý, Dược liệu và Giải phẫu bệnh lý của Viện Y học Quân sự Việt Nam nghiên cứu tác dụng của đinh lăng. Thực nghiệm trên người cho thấy, viên bột rễ đinh lăng làm tăng khả năng chịu đựng của bộ đội, vận động viên thể dục, thể thao trong lúc tập luyện."Trên cơ sở kết quả nghiên cứu dược lý, Viện Y học Quân sự Việt Nam năm 1964 cho thí nghiệm trên người, thấy với liều 0,23 đến 0,5gr bột đinh lăng dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu nhẹ độ có kết quả tăng sức dẻo dai của cơ thể như khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm", bác sỹ Vũ nói.
Trong nhân dân, ngoài công dụng ăn gỏi cá, có nơi dùng chữa ho, ho ra máu, thông tiểu, thông sữa, kiết lỵ nặng.Nguyệt Ánh
Bình luận