
Bệnh nhân lo lắng, bác sĩ buồn
Ai có thể ngờ một bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt lớn nhất cả nước, mổ toàn những ca nặng nhất, khó nhất và nhiều nhất cả nước, trong gần 1 năm qua đã luôn cố gắng để duy trì hoạt động ở mức tương đối bình thường, thậm chí số ca mổ còn tăng lên đáng kể do các bệnh viện tuyến dưới thiếu thuốc, trang thiết bị phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên, nhưng đến thời điểm này đã không thể cố gắng được nữa.Và buồn thay khi sự thiếu thốn này đã kéo dài trong nhiều tháng qua, tại nhiều bệnh viện trên cả nước, nhưng các giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho đến thời điểm này đều chưa hiệu quả.Vấn đề đã ở mức báo động đỏ, cần một giải pháp quyết liệt hơn từ Bộ Y tế, thậm chí Chính phủ để sớm giải quyết tình trạng này, giúp bệnh nhân được hưởng quyền tối thiểu của một con người: Quyền được khám chữa bệnh và quyền được sống.Trước đó, lãnh đạo Bệnh viện Việt Đức thông báo, để đảm bảo hoạt động của bệnh viện, đặc biệt duy trì công tác khám, chữa bệnh cấp cứu, các khoa lâm sàng hạn chế tối đa chỉ định cận lâm sàng không cấp cứu, hạn chế tối đa các ca mổ phiên bắt đầu từ 1/3.Nguyên nhân là do hiện một số hóa chất tồn kho phục vụ xét nghiệm cấp cứu đã sắp hết và việc đấu thầu mua sắm gặp vướng mắc chưa thể thực hiện được.Việc phẫu thuật sẽ ưu tiên cho việc mổ cấp cứu, trong đó bác sĩ lâm sàng sẽ đánh giá đúng tình trạng cấp cứu của người bệnh, để hồi sức, mổ cấp cứu theo quy định. Cân nhắc ra chỉ định xét nghiệm khi thật sự cần thiết hoặc trao đổi trực tiếp với lãnh đạo các khoa xét nghiệm trước khi ra chỉ định.GS Trần Bình Giang, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, kể cả khi việc đấu thầu, mua sắm vật tư tiêu hao, hoá chất... diễn ra thuận lợi và nhanh chóng thì sớm nhất cũng phải khoảng 1 tháng các hoạt động phẫu thuật của bệnh viện mới có thể trở lại bình thường.
Ánh Tuyết(VOV2)
Bình luận