
“Qua kiểm tra cho thấy, hầu hết các vùng tuyến đường đi qua là nông thôn, bà con sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người thành phố là 141,6 triệu đồng/người/năm, nhưng những nơi này thu nhập bình quân là 53 - 55 triệu đồng/người/năm, chênh lệch rất lớn. Khi tuyến đường hình thành, cùng với việc điều chỉnh quy hoạch, cơ cấu đất phát triển đô thị của Hà Nội sẽ được tăng lên. Những khu vực này sẽ có điều kiện phát triển, người dân sẽ gia tăng thu nhập...”, ông Đinh Tiến Dũng nói.
Phát biểu chỉ đạo lãnh đạo 2 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhắc nhở lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, nhất là các đồng chí đứng đầu phải quán triệt tinh thần trách nhiệm cao vào cuộc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; sát sao với công việc, bám sát tình hình ở cơ sở, tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.“Đây là dự án trọng điểm quốc gia, có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng nên các đồng chí phải sát sao với công việc, không để xảy ra sai sót ảnh hưởng đến lòng tin của dân và sự tin tưởng của lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Trung ương”, ông Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của huyện Đan Phượng, với tiến độ hiện tại, trong quý II-2023, huyện sẽ di dời được 1.440/1.678 ngôi, đạt 85,8%. Đồng thời, huyện sẽ ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án và tổ chức chi trả tiền đối với các hộ có đất bị thu hồi đạt 100%. Huyện cũng sẽ hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 2 dự án tái định cư và cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng 4 dự án cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang.Trong khi đó, huyện Hoài Đức khẳng định sẽ phấn đấu hoàn thành khoảng 82% tổng diện tích phải giải phóng mặt bằng trong quý II-2023.
Bình luận