Tôi tốt nghiệp đại học, đi làm rồi lập gia đình. Cuộc sống không dư dả nhưng đủ đầy tình thương. Chồng tôi là người tử tế, biết chia sẻ. Tôi luôn nói với chồng như một lời cam kết: "Gia đình là thứ không được phép buông tay". Có lẽ vì tôi đã từng nếm trải sự bỏ rơi nên tôi trân trọng 𝐆từng khoảnh khắc bên người thân.
Tuần trước, một người đàn ông lạ mặt tìm đến nơi tôi làm việc, xưng là bạn cũ của bố tôi. Ông kể, bố bị tai biến đã hơn một tháng, liệt nửa người, không ai chăm sóc. Người vợ thứ hai mất sớm, con riêng thì sống ở xa, không đoái hoài. Vị khách nói, trong cơn mê sảng, bố cứ gọi tên tôi và khi tỉnh lại thì xin ông bạn tìm tôi: “Năn nỉ nó đến chăm vài tháng, tôi không sống được bao lâu nữa”.

Dù tức giận nhưng ông ấy đúng là cha tôi, đang ở trong tình huống ngặt nghèo mà không ai chăm sóc. Đi hay không đi? Tha thứ hay im lặng coi như không biết? Tôi mang câu chuyện này kể cho mẹ. Bà trầm ngâm rất lâu rồi bảo: “Tùy con. Mẹ không khuyên gì cả. Đó là lựa chọn của con gái mẹ, không phải của một đứa trẻ bị bỏ rơi nữa”.
Tôi cũng hỏi chồng. Anh rất điềm tĩnh: “Nếu em đi, anh ủng hộ; nếu không đi, anh cũng hiểu. Em không nợ ai cả".
Nhưng tôi thấy mình nợ bản thân một câu trả lời, rằng tôi thực sự là ai? Là một người phụ nữ đủ mạnh mẽ để tha thứ và bước qua, hay là đứa trẻ năm xưa vẫn bị tổn thương đến mức không thể đưa tay cứu giúp ông bố từng ruồng bỏ mình?Tôi không thương ông, điều đó tôi thừa nhận. Tôi chỉ thấy hoang mang. Tại sao ông lại chọn lúc này để gọi tô, khi ông chẳng còn ai, chẳng còn sức lực? Nếu tôi đi, đó là lòng nhân từ hay là một dạng yếu đuối? Nếu tôi không đi, có phải tôi đã lạnh lùng và cay nghiệt như ông từng làm với mẹ con tôi?Tôi nhớ lại những hôm mẹ ho cả đêm vì kiệt sức nhưng vẫn không dám đi khám vì “phải để dành tiền đóng học cho con”. Tôi nhớ lần đầu tiên bị bạn bè chế giễu là “con không cha”, tôi đã xé nát những giấy tờ cá nhân như muốn xóa sạch cái tên “bố” ở đó. Bao nhiêu năm tôi nghĩ mình đã vượt qua rồi, nhưng giờ nỗi đau ấy lại ùa về sống động, như mới hôm qua.Thế nhưng, có một phần khác trong tôi – phần không giận dữ, không cay nghiệt – lại thì thầm: “Hãy đến một lần thôi, không phải vì ông, mà vì chính mình”. Có thể tôi cần nhìn thấy ông để khép lại một chương dang dở. Có thể tôi cần đối diện với ông, không phải để chăm sóc ha꧑y báo hiếu, mà để nói ra tất cả những gì tôi đã cất giấu suốt mấy chục năm qua.
Tôi chưa tha thứ, nhưng tôi không còn muốn giữ thù hận trong lòng. Tha thứ không phải là sự ban ơn cho người khác, mà là cách tôi tự giải thoát cho chính mình.Sau nhiều đêm không ngủ, tôi đã quyết định sẽ đến thăm ông. Tôi sẽ nói cho ông biết những năm tháng vắng bóng ông mẹ con tôi đã sống thế nào, sẽ để ông nghe tiếng lòng tôi. Tôi không chắc mình sẽ chăm sóc ông suốt thời gian còn lại, chỉ chắc một điều, tôi muốn đi để khép lại quá khứ, để dứt khoát với nỗi đau, cho bản thân cơ hội bước tiếp mà không còn dằn vặt.Có những vết thương không cần phải lành hẳn, chỉ cần đủ can đảm để không trốn tránh chúng nữa.Bạn nghĩ gì về câu chuyện này? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.
Nếu bạn có những khúc mắc trong cuộc sống, xin đừng ngần ngại gửi cho chúng tôi để nhận được sự sẻ chia chân thành và lời khuyên nghiêm túc của độc giả. Ý kiến xin gửi đến [email protected].
Bình luận