“Chúng ta không thể để thị trường tràn ngập sản phẩm giả, kém chất lượng. Không có biện pháp căn cơ, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao trách nhiệm của cơ quan chức năng và doanh nghiệp, sẽ rất khó để kiểm soát tình hình”, Bộ trưởng nói.

Bà cũng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân phân biệt được sản phẩm thật – giả, đồng thời nâng cao nhận thức cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh. “Cuộc chiến này phức tạp, kéo dài, cần sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của toàn xã hội”, bà Lan nói.
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tập trung hoàn thiện hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm, siết quản lý hoạt động đăng ký, quảng cáo, lưu hành - đặc biệt là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Công tác kiểm tra công bố sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng sẽ được tăng cường, đặc biệt trên các sàn thương mại điện tử.Bộ cũng đề xuất tăng chế tài xử phạt các hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả trong lĩnh vực thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và thiết bị y tế. Đồng thời, vận động người dân cùng phát hiện, lên án những hành vi vi phạm.“Bộ Y tế cam kết hành động quyết liệt, đồng bộ và liên tục để bảo vệ sức khỏe nhân dân, quyền lợi người tiêu dùng và sự phát triển lành mạnh của ngành y tế”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.
Hôm 14/5, tại cuộc họp với các bộ ngành về chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa vẫn phức tạp, trên phạm vi rộng, đối tượng nhiều. Tình trạng này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế - xã hội, sức khỏe, uy tín, thương hiệu đất nước.Thủ tướng yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa. Ông chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng. Các địa phương thành lập tổ công tác do chủ tịch UBND làm tổ trưởng, có tham gia của đại diện các ngành. Tổ công tác sẽ thực hiện đợt cao điểm truy quét trong một tháng, từ 15/5 đến 15/6.Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng cả nước xử lý hơn 34.000 vụ vi phạm, trong đó hơn 8.200 vụ liên quan đến hàng cấm, hàng lậu; trên 25.100 vụ gian lận thương mại, thuế; hơn 1.100 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ. Tổng số tiền xử phạt nộp ngân sách Nhà nước lên đến gần 4.900 tỷ đồng, với khoảng 1.400 vụ bị khởi tố hình sự.
Bình luận