
Kỳ vọng tỉnh nghèo “bứt phá”
Lai Châu vốn là địa phương nằm trong nhóm tỉnh thành nghèo nhất cಌả nước. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong năm 2023, thu nhập bình quân đầu người ở Lai Châu là 2,324 triệu đồng/người/tháng, xếp thứ 61/63.
Tuy nhiên, đến năm 2024, tỉnh này có tốc độ tăng trưởng “thần tốc” nhờ vào sản lượng điện của tỉnh tăng cao.Ước tính GRDP năm 2024 đạt 15.038 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng ước đạt 10,52%, là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2020-2024. Tăng trưởng của Lai Châu đứng thứ 2/14 tỉnh của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố cả nước.Mức tăng trưởng kinh tế 10,52% của Lai Châu trong năm 2024 chủ yếu đến từ ngành sản xuất và phân phối điện, chiếm 31,99% tổng sản phẩm trên địa bàn và tăng 29,92% so với cùng kỳ năm trước.Năm 2025, Lai Châu vẫn tiếp tục đà tăng trưởng với chỉ tiêu GRDP là 8%, tập trung tiếp tục phát triển ngành sản xuất và phân phối điện.Lai Châu hiện có 11 nhà máy thủy điện mới hoàn thành và đưa vào vận hành với tổng công suất lắp đặt 188,3 MW. Bên cạnh đó, ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng khá cao, tăng 269,03% so với cùng kỳ năm trước. Một số ngành chiếm tỷ trọng lớn như nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 14,82% GRDP, tăng 4,69%.Hà Giang là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước (năm 2023 tỉnh có 59.496 hộ nghèo, tỷ lệ 31,𝓰12%). Với đặc thù địa hình hiểm trở♚, núi đá vôi cao, đời sống của người dân nơi đây còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp tự cung tự cấp và chăn nuôi gia súc.
Chia sẻ về chỉ tiêu tăng trưởng 8%, ông Tráng A Dương (Ủy viên chuyên trách Hội đồng Dân tộc của Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang) khẳng định, để đạt mục tiêu này thì tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh phải đạt 19.154,06 tỷ đồng.Là tỉnh miền núi biên giới, Hà Giang có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ, phát triển rừng và an ninh nguồn nước. Tỉnh có tiềm năng du lịch phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích, lễ hội truyền thống và địa danh lịch sử.“Tuy nhiên, vấn đề hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực chất lượng thấp đang là khó lớn nhất, là điểm nghẽn của Hà Giang trong phát triển kinh tế, du lịch và đầu tư. Hà Giang không có đường hàng không, không có tuyến cao tốc, giao thông giữa các huyện trong tỉnh bị chia cắt thành các tuyến riêng biệt, phân nhánh không liên kết”, đại biểu Tráng A Dương nhận định.

“Tôi chỉ đơn cử khu vực núi thấp của huyện Vị Xuyên, Quang Bình, Xín Mần hay Hoàng Su Phì tuy đất rộng, bản làng trù phú nhưng các địa danh danh thắng không nhiều, lại phân tán… không tạo được các khu vực thu hút các nhà đầu tư lớn”, ông Dương chia sẻ thêm.
Tuy nhiên, vị đại biểu cho rằng việc huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và các dự án ngoài ngân sách; các hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch duy trì phát triển ổn định, nhất là hoạt động xuất, nhập khẩu… sẽ tạo động lực giúp tỉnh đạt mục tiêu đặt ra.Là một trong những tỉnh thành có tỷ lệ hộ nghèo cao, năm nay Bắc Kạn được giao chỉ tiêu tăng trưởng 8,5%, cao hơn m𓆏𒈔ức 7,4% của năm 2024.
Ông Trần Công Hòa, Giám đốc Sở Tài chính Bắc Kạn (sau hợp nhất), cho biết mục tiêu tăng trưởng 8,5% là một thách thức không nhỏ nhưng cũng là cơ hội để Bắc Kạn bứt phá, cải thiện đáng kể đời sống người dân.“Những nỗ lực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sẽ là chìa khóa để tỉnh đạt được mục tiêu đề ra”, ông Hòa cho biết.
Ông Trần Công Hòa cho biết thêm tỉnh Bắc Kạn đã xác định các ngành kinh tế mũi nhọn cần tập trung phát triển, bao gồm:Nông, lâm nghiệp và thủy sản mục tiêu tăng trưởng 4,3%. Các hướng đi chính bao gồm phát triển chuỗi giá trị dược liệu, mở rộng chăn nuôi lợn và gia cầm, cùng với tăng cường khai thác gỗ và lâm sản khác.Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 11,4% trong năm 2025. Tỉnh Bắc Kạn đang đẩy mạnh đầu tư vào hạ tầng khu, cụm công nghiệp, đặc biệt là các dự án quan trọng như tuyến đường kết nối thành phố Bắc Kạn với hồ Ba Bể và Na Hang (Tuyên Quang).Dịch vụ và du lịch được đặt mục tiêu tăng trưởng 9,6% trong năm 2025, Bắc Kạn đặc biệt chú trọng phát triển du lịch, với mục tiêu đưa Khu du lịch Ba Bể trở thành khu du lịch quốc gia vào năm 2025, thu hút ít nhất 1 triệu lượt khách nội địa và 32.000 lượt khách quốc tế, tổng thu từ du lịch đạt trên 1.000 tỷ đồng.Nằm trong nhóm tỉnh khó khăn của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nhưng năm 2025 Điện Biên xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế 10,5%, cao hơn 2%🌌 so với mức tăng tr✱ưởng năm 2024.
Tỉnh chọn chiến lược thúc đẩy tăng trưởng thông qua lĩnh vực du lịch. Địa phương này đặt mục tiêu đón trên 1.450 nghìn lượt khách, thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch đạt trên 2.400 tỷ đồng. Đẩy mạnh phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và bền vững để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Với chủ đề: “Kỷ cương trách nhiệm; tinh gọn hiệu quả; chủ động kịp thời; tăng tốc bứt phá”, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành kế hoạch cụ thể, gắn trách nhiệm của từng đơn vị, địa phương nhằm đạt được mức tăng trưởng như đã đặt ra.Tại khu vực Tây Nguyên, 3 tỉnh Đắk Lắk, Đắc Nông, Gia Lai các năm trước chỉ tăng trưởng 3-5% thì năm nay đều được Chính phủ giao chỉ tiêu 8%.Tại Đắk Lắk, năm 2024, GRDP tăng 5,1% so với năm 2023, đứn🏅g đầu khu vực Tây Nguyên.
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cho biết, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025, các ngành cần nỗ lực phát triển các sản phẩm mới, thúc đẩy tiêu dùng và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững. Một trong những yếu tố quan trọng là phát triển nhân lực chất lượng cao, nhất là trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Đắk Nông cũng tự tin đạt mức tăng trưởng 8% vì thời điểm này, sản lượng, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tăng cao, quy mô đàn vật nuôi gia tăng theo chiều hướng ổn định. Giá cả các mặt hàng nông sản tăng cao, góp phần thúc đẩy giá trị ngành nông nghiệp. Theo kế hoạch, ngành nông 𒁏nghiệp đóng góp vào tăng tr🧔ưởng GRDP dự kiến 6,74%.
Lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cũng kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ, với quy mô dự kiến đạt 16,40%. Ở lĩnh vực dịch vụ, Đắk Nông dự kiến tăng 5,60%. Khu vực thuế sản phẩm, trừ trợ cấp sản phẩm dự kiến có tốc độ tăng trưởng đạt 4,39%.Trong khi đó, Gia Lai đề ra mục tiêu tăng trưởng 💙kinh tế 8,𒈔06% và phấn đấu đạt mức 10,06%. Mục tiêu tăng trưởng cao đặt ra cho năm 2025 không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để Gia Lai khai thác tối đa tiềm năng kinh tế, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước.
Theo kịch bản này, ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,9%; ngành công nghiệp-xây dựng tăng 9,67%; ngành dịch vụ tăng 9,26%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 29.400 tỷ đồng; tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 6.898 tỷ đồng.Cùng với đó là huy động tăng thêm nguồn lực để tăng vốn đầu tư toàn xã hội thêm 200 tỷ đồng (từ 29.200 tỷ đồng lên 29.400 tỷ đồng). Tỉnh phấn đấu tổng thu ngân sách ngành dịch vụ tăng thêm 463 tỷ đồng (từ 6.435 tỷ đồng lên 6.898 tỷ đồng); doanh thu du lịch tăng thêm 50 tỷ đồng (từ 950 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng).Giao "KPI" cho lãnh đạo địa phương
“Tôi đánh giá GDP 8% cả nước đối với chúng ta hiện nay là cao. GRDP Chính phủ giao cho nhiều địa phương cũng rất cao. Nếu Chủ tịch UBND 63 tỉnh, thành không quyết tâm đạt GRDP rất lớn theo chỉ đạo của Thủ tướng thì khả năng GDP khó đạt. Vì vậy, Nghị quyết 25 sẽ là đòn bẩy, một sự kích thích rất lớn để đạt được mục tiêu Chính phủ đề ra”, đại biểu Phạm Văn Hòa khẳng định.

Chính phủ đưa ra KPI cho từng bộ, ngành, địa phương cũng đồng nghĩa giao trách nhiệm cho người đứng đầu trong việc hoàn thành chỉ tiêu đó.ĐBQH Phạm Văn Hòa
“Phải thay đổi phong cách quản lý, làm bộ máy tinh gọn mạnh, hiệu năng, hiệu lực và hiệu quả, chi phí tuân thủ ít đi. Phải kích thích sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân để nguồn lực đầu tư cho nền kinh tế cao hơn, năng suất lao động cao hơn thì sẽ có nguồn lực đầu tư vào nền kinh tế nhiều hơn”, ông Sơn nói.
Bình luận