Các loại giấm từ trái cây lên men tự nhiên đang ngày càng được ưa chuộng nhờ hương vị đặc biệt và lợi ích đối với sức khỏe. Bạn hãy thử tự tay làm một bình giấm vải thiều chua nhẹ, thơm tinh tế để có th😼êm mộ♕t loại gia vị sạch và "bảo quản" được hương vị mùa hè theo cách hoàn toàn tự nhiên.

Cách làm giấm vải thiều
Để làm giấm vải thiều, bạn không cần đến thiết bị phức tạp hay nguyên liệu cầu kỳ, chỉ cần:- Vải thiều chín tươi: 1kg (lưu ý chọn loại vải chín đều, ngọt, không dập nát; vải thiều Lục Ngạn hoặc Thanh Hà là lựa chọn lý tưởng).- Đường phèn hoặc đường trắng: 300gr- Nước lọc đun sôi để nguội: 1,5 – 2 lít- Men giấm tự nhiên (nếu có): 1 muỗng canh. Có thể thay bằng một ít giấm táo sống hoặc giấm dứa để hỗ trợ quá trình lên men. - Bình thủy tinh sạch, có nắp đậy. Không dùng bình nhựa vì trong quá trình lên men có thể sinh ra các hợp chất không tốt nếu tiếp xúc với nhựa.Các bước làm giấm vải thiều:- Rửa sạch vải, để ráo nước. Bóc vỏ, bỏ hạt, giữ nguyên phần cùi. Cắt cùi vải làm đôi nếu quả to để dễ lên men hơn.- Đun sôi nước với đường phèn cho tan hoàn toàn, để nguội hẳn. Nếu dùng đường trắng, có thể hòa tan trong nước nguội nhưng cần khuấy kỹ.- Cho phần cùi vải đã bóc vào bình thủy tinh, đổ nước đường nguội vào cho ngập vải. Thêm men giấm hoặc 1 – 2 thìa giấm tự nhiên để kích hoạt quá trình lên men (không bắt buộc nhưng rất nên dùng).- Đậy hờ nắp hoặc dùng vải mùng mỏng che miệng bình, cố định bằng dây thun để tránh côn trùng bay vào nhưng vẫn giúp không khí lưu thông. Đặt bình ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Để làm giấm vải thiều, bạn cần ủ khoảng 20 – 30 ngày tùy điều kiện thời tiết. Nhiệt độ lý tưởng là 25 – 30°C.Dấu hiệu chứng tỏ bạn làm giấm vải thiều thành công
Cách làm giấm vải thiều rất đơn giản nhưng chất lượng có thể không được như ý nếu có sai sót. Bạn có thể nhận biết mẻ giấm được làm thành công dựa vào các dấu hiệu như:
Cách bảo quản và sử dụng giấm vải thiều
Bảo quản: Sau khi giấm đạt độ chua mong muốn, bạn lọc bỏ phần xác vải, chỉ giữ lại nước giấm. Cho dấm vào chai thủy tinh sạch, bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh hoặcᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒐪ᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ nơi khô ráo, dùng dần trong 6 – 12 tháng.
Bạn sử dụng giấm vải thiều để:- Pha nước chấm: Giấm vải hòa với nước mắm, tỏi, ớt sẽ tạo ra loại nước chấm thanh vị, thơm nhẹ cực hấp dẫn.- Trộn salad, gỏi: Thay giấm công nghiệp bằng giấm vải để tăng hương vị tự nhiên cho món ăn.- Giải nhiệt mùa hè: Pha loãng giấm vải với mật ong, đá lạnh và một vài lát chanh để làm nước detox.- Làm nước ướp thịt: Giấm vải giúp làm mềm thịt, tăng hương vị mà không át mùi nguyên liệu chính.Hãy thử bắt tay vào làm ngay khi vải thiều đang vào mùa – bạn sẽ ngạc nhiên vì hương vị tuyệt vời mà loại giấm này mang lại cho gian bếp gia đình mình.NGUYỆT ÁNH(Tổng hợp)
Bình luận