
“Chúng tôi đều khuyết tật, càng thấu hiểu nỗi thiệt thòi. Càng thấu hiểu, lại càng khao khát được có một đứa con”, chị Bích nói. Bản năng làm mẹ thôi thúc chị bất ch𒀰ấp💟 khó khăn sức khỏe lẫn kinh tế, đặt hy vọng vào y học hiện đại.
Năm 2019, sau nhiều đắn đo, vợ chồng gom góp tiền, vay mượn bạn bè rồi khăn gói lên Hà Nội, đến Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ để thăm khám. Qua thăm khám sàng lọc và kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy cả hai vợ chồng đều đảm bảo sức khỏe để IVF.Anh Toản nhớ lại: “Lúc đó tôi hạnh phúc lắm vì biết vẫn còn cơ hội được làm bố. Tôi từng rất tự ti vì cơ thể tàn tật, chẳng thể sinh hoạt chuyện vợ chồng và sẽ chẳng thể có con, nhưng y học hiện đại lại giúp tôi làm được điều không tưởng”.
Ca vi phẫu Micro-TESE thành công ngay lần đầu. Bác sĩ Hà Ngọc Mạnh, Giám đốc bệnh viện, cho biết đây là một trong những trường hợp đặc biệt xúc động vì niềm hy vọng quá mong manh, nhưng kết quả lại ngoài mong đợi.14 ngày sau chuyển phôi, chị Bích đi xét nghiệm beta HCG. Khi chỉ số báo dương tính, cả hai ôm nhau bật khóc. “Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc trọn vẹn kể từ khi ngồi xe lăn”, anh Toản nói.
Dù biết mình đã mang thai, hai vợ chồng vẫn giấu kín vì sợ "nói trước bước không qua". Mãi đến tháng thứ 5, khi bác sĩ xác nhận thai kỳ ổn định, chị Bích mới dám báo tin cho gia đình.
Giây phút nhìn thấy bé trai kháu khỉnh, không chỉ gia đình nội ngoại mà cả những người từng hoài nghi, từng ngăn cấm đều bật khóc vì hạnh phúc. “Bé trai là món quà lớn nhất cuộc đời tôi”, anh Toản nói, m�🐻�ắt lấp lánh khi nhìn con chơi trước hiên nhà.
Hai năm sau, căn nhà tuy còn đơn sơ nhưng luôn đầy ắp tiếng cười. Vào những ngày nắng, anh Toản lại ngồi xe ba bánh ra chợ chở hàng thuê, chị Bích ở nhà vừa trông con vừa làm những công việc gia đình. Dẫu thu nhập bấp bênh, nhưng tình yêu và sự sẻ chia chưa bao giờ vơi đi trong căn nhà nhỏ.Từ hai phận người từng tưởng không thể có con, giờ đây họ làm cha mẹ theo cách riêng, đầy nghị lực, yêu thương và không ngừng hy vọng.
Bình luận