
Hồn nhiên áp dụng AI và bài học đắt giá
Bác sĩ Trương Chí Nguyên, khoa Nhi, giải thích: “Nhiễm adenovirus ban đầu giống cảm cúm thông thường - sốt, ho, đau họng - nhưng dễ biến chứng ở trẻ nhỏ, nhất là khi hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện. Virus này có thể ẩn náu lâu trong cơ thể, gây tái phát từng đợt".
Không can thiệp kịp thời, Hân Nhi có thể đối mặt với suy hô hấp. Những dấu hiệu nguy hiểm mà cha mẹ cần chú ý bao gồm sốt trên 3 ngày, ho nặng hơn, trẻ lờ đờ hoặc thở nhanh bất thường.May mắn đội ngũ y tế nhanh chóng lên phác đồ điều trị chính xác. Các y tá tận tình theo dõi, an ủi bé qua những ngày khó khăn.Sau thời gian chiến đấu, Hân Nhi hồi phục và được xuất viện. Cha bé xúc động kể: “Ngày con xuất viện nhảy nhót chạy ra khỏi phòng, chúng tôi thật sự biết ơn". Gia đình còn tặng bệnh viện hai biểu ngữ cảm ơn, một dành cho đội ngũ y tế, một tri ân bác sĩ Trương vì “cứ🔥u khỏi sai lầm khi dùng AI”.

AI hỗ trợ, chứ không thay thế bác sĩ
Giám đốc khoa Nhi, bác sĩ Ngô Bắc Yến, cảnh báo rằng AI tuy tiện lợi nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong y tế. Nó không đánh giá được sự phức tạp của bệnh, bỏ qua yếu tố cá nhân như tuổi tác hay tiền sử sức khỏe. Đặc biệt, với trẻ em, bệnh tiến triển nhanh việc trì hoãn điều trị - như viêm phổi do adenovirus cần can thiệp trong 5-7 ngày - có thể gây tổn thương phổi vĩnh viễn. “AI chỉ là công cụ lọc thông tin, không phải người quyết định”, bà khẳng định.
Bác sĩ không chỉ dựa vào dữ liệu mà còn kết hợp kinh nghiệm, khả năng phán đoán và sự thấu hiểu con người - điều AI chưa thể làm được. Bà Ngô khuyên: “Cha mẹ có thể dùng AI để tìm hiểu, nhưng với chẩn đoán và điều trị, phải dựa vào bác sĩ".
Trường hợp của Hân Nhi là lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh trong thời đại công nghệ. Tình yêu thương không chỉ là tin vào máy móc, mà còn là hành động kịp thời. Nếu cha mẹ bé đưa con đi khám sớm hơn, hành trình của Hân Nhi có thể đã bớt gian nan. Khi trẻ có dấu hiệu bất thường, đừng chần chừ, hãy tìm đến bác sĩ bởi sức khỏe của con không thể đặt cược vào những thuật toán vô tri.
Bình luận