Hầu hết khách hàng đều vứt hóa đơn đi và không quan tâm đến việc phản hồi trải nghiệm. Tuy nhiên, Gage lại nhìn ra cơ hội kiếm ăn từ đó. Anh chàng ra thùng rác của McDonald's để thu gom các hóa đơn, sau đó yêu cầu ChatGPT tạo ra các khiếu nại giả mạo bằng câu lệnh như: "Viết một trải nghiệm tồi tệ tại McDonald's trong 1.200 ký tự".
Công cụ trí tuệ nhân tạo này lập tức cung cấp bài viết chi tiết. Nhờ bài viết quá chất lượng, Gare nhận được 4 phiếu ăn miễn phí ngay trong lần phản hồi đầu tiên. Trong suốt 9 tháng sau đó, thủ thuật này giúp thanh niên kiếm được hơn 100 bữa ăn tại McDonald's mà không mất tiền.
Phản hồi không đúng gây rất nhiều phiền toái cho những người quản lý trong khu vực. Thậm chí, các cửa hàng còn thay đổi chính sách, không nhận phản hồi tiêu cực nữa. Họ đăng thông báo với nội dung: "Vui lòng phản hồi điều khiến bạn hài lòng với bữa ăn".
Gage cho rằng cách mình làm không hề gây tổn hại cho bất kỳ ai, chỉ là một chút gian lận mà thôi. Anh cho biết khiếu nại do trí tuệ nhân tạo sản xuất đôi khi không đúng và anh cũng mất thời gian để chỉnh sửa chúng.Tuy nhiên, rất nhiều người chỉ trích cách làm của anh chàng này. Dân mạng còn đặt câu hỏi quan trọng về vấn đề sử dụng AI một cách có đạo đức."Trí tuệ nhân tạo có thể đơn giản hóa các công việc, nhưng nó cũng được sử dụng để đưa thông tin sai lệch cho doanh nghiệp hoặc những người chủ cửa hàng. Nhân viên còn phải chịu nguy cơ bị sa thải bởi những phản hồi không có thật", một người bình luận.
Người khác nêu quan điểm: "Phản hồi trải nghiệm là một việc rất cần cảm xúc và là thông tin của con người chứ không chỉ đơn giản là sử dụng trí tuệ nhân tạo. Nếu bị phản hồi sai quá nhiều, danh tiếng của cửa hàng có thể giảm sút, dẫn đến thiệt hại lớn"
Bình luận