
Đề xuất không áp dụng hồi tố để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cho biết, mục tiêu ban hành nghị quyết là thể chế hóa kịp thời một số chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại Nghị quyết số 68 nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực.Đồng thời thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong, vươn tầm quốc tế nhằm tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân.
"Dự thảo nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội khác với quy định của luật hiện hành hoặc chưa được quy định cụ thể", ông Nguyễn Đức Tâm nói.
Theo Thứ trưởng Tài chính, dự thảo Nghị quyết quy định cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân để huy động đa dạng hóa các nguồn lực và giải phóng nguồn lực xã hội để tập trung vào phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng kinh tế hai con số trong giai đoạn tiếp theo.Dự thảo Nghị quyết gồm 7 chương và 17 điều, thể chế hóa 5 nhóm chính sách lớn, gồm: cải thiện môi trường kinh doanh; hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.Đáng chú ý, về nguyên tắc xử lý các vi phạm trong hoạt động kinh doanh, dự thảo nghị quyết nhấn mạnh phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với cá nhân; giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.Với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.Với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời và toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo.Dự thảo nghị quyết cũng nêu rõ không được áp dụng hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.Chính phủ cũng đề xuất phải bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án; sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
"Đồng thời, đề nghị nghiên cứu, quy định cụ thể về hình thức hoàn trả cho chủ đầu tư, bảo đảm tính khả thi của quy định, tương ứng với hình thức trả tiền thuê (một lần hay hằng năm) đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, vườn ươm công nghệ là trả tiền một lần hay trả tiền hàng năm", ông Phan Văn Mãi nói.
Bình luận