
"Chúng tôi đã trao đổi với các nhà khoa học và chuyên gia Quốc hội, nhận được sự đồng thuận rằng ứng dụng này sẽ giúp: Đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong quản lý thuế mà không gây ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách; Tạo thói quen quản lý tài chính chuyên nghiệp cho các hộ kinh doanh, giúp họ nhận thấy lợi ích của việc chuyển đổi sang mô hình doanh nghiệp (miễn thuế, tiếp cận ưu đãi, và các điều kiện hỗ trợ khác)", ông Thân nói.
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam cũng đề xuất Nhà nước triển khai các chương trình đào tạo miễn phí về quản lý doanh nghiệp, kế toán, và chuyển đổi số cho các hộ kinh doanh. Các chương trình này sẽ giúp họ làm quen với mô hình doanh nghiệp, nhận thấy lợi ích của việc chuyển đổi, và tự nguyện thực hiện quá trình này mà không cần áp đặt.Ông Thân tin rằng với các chính sách hỗ trợ cụ thể và lộ trình phù hợp, quá trình chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang doanh nghiệp sẽ diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho cả cộng đồng doanh nghiệp lẫn nền kinh tế quốc gia.Đề xuất tăng số lượng ĐBQH là doanh nghiệp tư nhân
Phát biểu tại tọa đàm, Tổng Giám đốc Vinamilk Mai Kiều Liên mong muốn trong quá trình thực hiện chính sách, có trục trặc, vướng mắc thì các bộ ngành, các cấp và Chính phủ xử lý, giải quyết nhanh.Theo bà Liên, với doanh nghiệp, nhiều khi có cơ hội thì có thể đi nhanh trước 5, 10 năm còn nếu mất cơ hội thì phải chậm mất 50 năm. Như với Vinamilk, vấn đề phát sinh từ dưới lên tới Tổng Giám đốc thì yêu cầu chỉ trong 48 tiếng, người quyết định cuối cùng phải xử lý xong."Đối với Chính phủ, tôi mong có thể cho thời gian là bao nhiêu, từ khi có vấn đề vướng mắc cho đến khi lên tới Thủ tướng? Trong vòng 7 ngày, 15 ngày, bao nhiêu cũng được. Nghĩa là có một thời gian nhất định để giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp. Nếu giải quyết được những điều đó, sẽ giống như luồng nước, nghẹt chỗ nào thì sẽ đứng im, còn nếu được khơi thông thì sẽ phát triển", Tổng Giám đốc Vinamilk nói.

"Tôi cho rằng tăng số lượng đại biểu Quốc hội là doanh nghiệp tư nhân Việt Nam để tham gia vào quá trình xây dựng Luật nhiều hơn. Điều này cũng liên quan đến đề xuất cần có nhiều nhà khoa học tích cực tham gia vào thiết kế luật, thể chế, chiến lược cho nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế công nghệ cao, nền kinh tế số. Không ai hiểu những đòi hỏi của nền kinh tế công nghệ cao, nền kinh tế thị trường hiện đại hơn các doanh nghiệp tư nhân và các nhà khoa học", ông Thiên nêu quan điểm.
Nhận định với sự đổi mới chưa từng thấy trong quá trình làm cải cách thể chế từ Nghị quyết 68 thì "không gì là không thể đạt được", ông Thiên đề nghị chương trình triển khai Nghị quyết cần ráo riết thực hiện để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay.Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ như hiện nay, việc cởi trói cho doanh nghiệp, cởi trói cho các dự án để đạt tăng trưởng 8% và duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các năm sau đó sẽ tạo điều kiện để chúng ta đạt mục tiêu đã đề ra.Cuối cùng, ông Thiên đề nghị các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến khu vực doanh nghiệp liên quan đến đổi mới sáng tạo, công nghệ cao, bởi đây là mặt trận cạnh tranh mang tính quyết định của quốc gia với thế giới.PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, Chính phủ cùng Quốc hội có chương trình để tiến tới xây dựng hệ thống thể chế cho nền kinh tế tương lai thật kịp thời, không phải chỉ dừng lại ở cơ chế thử nghiệm (sandbox) mà phải có hệ thống thể chế tốt. Nếu không, sẽ lặp lại tình trạng hệ thống thể chế chồng chéo, mâu thuẫn và lạc hậu khiến chúng ta khó có thể cạnh tranh được với thế giới trong tương lai.
Bình luận