Cùng chất giọng trầm ấm, ông luôn được giao thể hiện những vai kép chính điềm đạm. Khán giả yêu mến ông thường nhớ đến những vai Lục Vân Tiên (Kiều Nguyệt Nga), Võ Tòng (Võ Tòng sát tẩu), Lê Nam (Gió ngựa đêm trăng), Bạch công tử (Cầu nguyệt mùa trăng), Long Hắc Tử (Đường về thôn trúc)…
Sau này, ông còn viết kịch bản, được nhiều đoàn trong cả nước dàn dựng. Trong đó có vở ăn khách nhất là Tình yêu và tên tướng cướp, được đoàn Nhân dân Kiên ღGiang và Nhà hát Trần Hữu Trang 2 dựng để biểu diễไn.

Nổi tiếng là vậy nhưng ở tuổi xế chiều, nghệ sĩ cải lương Tài Bửu Bửu lại có cuộc sống khá khó khăn.
Ông đang sống trong căn nhà nhỏ cùng con gái và cháu ngoại. Căn nhà cấp 4 chật hẹp, chỉ rộng khoảng 15m2, không có chỗ để kê bàn ghế. Đồ đạc trong nhà cũng không có gì giá trị. Thậm chí, đến chiếc giường ngủ ông cũng không có, phải lấy ghế nhựa làm chân giường kê đệm lên để nằm.
"Kinh tế của tôi thì tháng đủ, tháng không. Cũng may căn nhà này là nhà mua, bề ngang 3m, dài 7m nhưng lại không có giấy tờ gì cả. Năm nay tôi 75 tuổi rồi, may mắn là cũng còn minh mẫn, trí nhớ tốt", nam nghệ sĩ chia sẻ.

"Lần tai biến thứ 2 tôi không nói chuyện được, bác sĩ hỏi tên thì cố mãi tôi mới nói được 1 tiếng. Rồi sau đó về nhà tập đọc kịch mới được như bây giờ", ông nói
Sức khỏe yếu, cuộc sống còn khó khăn, ông vẫn bền bỉ viết tuồng, ca cổ, âm thầm giữ lửa đam mê với cải lương. Ông vẫn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, hiền hậu khi được các đồng nghiệp tới thăm.
Nhớ lại thời hoàng kim, nghệ sĩ Tài Bửu Bửu bồi hồi: "Ngày xưa tôi diễn nhiều lắm. Thời đó khi anh Minh Phụng, Minh Vương rời đoàn Kim Chung thì tôi được đưa lên kép chính, hát với Mỹ Châu, Lệ Thủy... Sau này, về đoàn Sài Gòn 2, tôi tiếp tục làm kép chính, hát với Giang Châu, Mỹ Châu, Ngọc Bích. Tôi còn chia vai kép chánh với anh Thanh Tuấn.
Tôi may mắn đa số hát kép chính thôi, chỉ có tuồng Hàn Mặc Tử thì Minh Phụng làm kép chính, còn tôi hát kép phụ. Bây giờ thì tôi già rồi, nhớ nghề, nhớ sân khấu nhưng không hát được nữa".
Bình luận