Chỉ trong ba ngày, từ ngày 28 đến 30/6, hàng trăm hecta rừng thông tại núi Hồng Lĩnh (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã bị lửa thiêu cháy. Hai người thiệt mạng khi nỗ lực cứu rừng, hơn 15.000 người được huy động tham gia chữa cháy rừng. Đến chiều tối 30/6, ngọn lửa mới cơ bản ♛được khống chế.
Ông Đỗ Quang Tùng, quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp – Bộ NN-PTNT) cho biết công tác chữa cháy rừng ở nước ta khó có thể sử dụng máy bay trực thăng. Vì gió Lào thổi mạnh cộng với địa hình đồi núi nên việc sử dụng máy bay rất nguy hiểm.
- Diễn biến các vụ cháy rừng tại miền Trung như thế nào rồi, thưa ông?
Hiện hầu hết các vụ cháy đã được khống chế. Nguy cơ cháy trở lại tương đối thấp vì thời tiết đã dịu mát hơn, nhiệt độ xuống thấp, dự báo khả năng có mưa trong những ngày tới.- Ông đánh giá thế nào về tình hình cháy rừng từ đầu năm đến nay?
Vì gió Lào thổi mạnh cộng với địa hình đồi núi nên việc sử dụng máy bay sẽ rất nguy hiểm và không hiệu quảông Đỗ Quang Tùng, quyền Cục trưởng Cục Kiểm lâm
- Ngoài vấn đề thời tiết, còn có nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng cháy rừng, thưa ông?
Nguyên nhân gây cháy chủ yếu do con người, có thể do bất cẩn, chủ quan hoặc do cố ý. Ở khu vực miền Trung, người dân có nghề đi đốt ong, hoặc việc đặt nghĩa trang ở gần rừng, người dân đốt vàng mã cũng gây ra cháy rừng.Ở khu vực từ Quảng Bình trở vào vẫn còn sót lại những hậu quả của chiến tranh như đạn lân tinh, đạn này sẽ phát nổ khi có tác động nhiệt và gây ra cháy...- Vậy giải pháp nào được đưa ra trong công tác phòng, chữa cháy rừng?
Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay bắt buộc phải thực hiện chế độ trực, canh phòng lửa 24/24 giờ. Khi phát hiện lửa sớm thì công tác chữa cháy sẽ kịp thời và nhanh hơn, nếu phát hiện muộn để lửa lan rộng sẽ gây ra nhiều khó khăn trong công tác chữa cháy.
- Qúa trình chữa cháy rừng gặp những khó khăn gì, thưa ông?
Hiện công tác chữa cháy rừng gặp rất nhiều khó khăn. Vì cháy rừng thường xảy ra ở khu vực đồi núi, nên việc tiếp cận để chữa cháy rừng cũng rất khó. Tiếp nữa khu vực này thường không gần nguồn nước và việc vận chuyển các trang thiết bị lên chữa cháy gian nan, việc chữa cháy còn luôn thường trực nguy hiểm.- Tại sao trong đợt chữa cháy rừng vừa rồi ở núi Hồng Lĩnh, chúng ta không sử dụng trực thăng để đám cháy được khống chế nhanh hơn, thưa ông?
Công tác chữa cháy rừng của nước ta khó có thể sử dụng được máy bay trực thăng. Vì gió Lào thổi mạnh cộng với địa hình đồi núi nên việc sử dụng máy bay sẽ rất nguy hiểm và không hiệu quả. Biện pháp hữu hiệu nhất là thực hiện phương châm bốn tại chỗ cùng vꦬới các trang thiết bị c𒉰ần thiết thì sẽ dập tắt đám cháy nhanh.
Video: Cháy rừng ở Hà Tĩnh, hàng nghìn người trắng đêm dập lửa
Bình luận