“Em mất 28%, mời anh em tiếp theo”, một nhà đầu tư chia sẻ đầy chua chát. Ngꦗay lập tức, nhiều nhà đầu tư khác cũng cho biết đã mất từ 24 đến 70% giá trị tài sản.
Một thành viên trong nhóm kín gồm gần 500.000 người đầu tư vào chứng khoán hoang mang: “Tại sao lại sập thế mọi người? Chuyện gì đang xảy ra vậy?”. Trong khi một nhà đầu tư khác bình luận: “Một ngày đầu tuần hoảng loạn của thế giới tài chính”.

"Hoang mang quá, không biết có nên giữ cổ phiếu ngân hàng nữa không", một nhà đầu tư băn khoăn. Trả lời cho câu hỏi này, nhiều người vẫn lạc quan cho rằng thị trường sẽ hồi phục sau khi làn sóng mua🍨 bắt đáy cổ phiếu có thể diễn ra trong những phiên sắp tới.
Sự sụt giảm mạnh của VN-Index đã khiến các nhà đầu tư đặt câu hỏi về nguyên nhân. Bên cạnh những yếu tố vĩ mô, nhiều người cho rằng tâm lý hoang mang, bán tháo đã góp phần đẩy thị trường đi xuống. "Có thể chứng khoán Nhật Bản giảm mạnh nhất lịch sử đã khiến nhà đầu tư Việt Nam lo lắng, đua nhau bán tháo cổ phiếu", anh Quang Anh, một nhà đầu tư trên sàn ꦜHNX dự đoán.
Trả lời nhanh về nguyên nhân chứng khoán trong nước lao dốc, nhiều chuyên gia cho rằng do tác động từ thị trường tài chính thế giới. Giới đầu tư cổ phiếu khắp châu Á tháo chạy vì lo ngại nền kinh tế Mỹ có thể đang rơi vào một cuộc suy thoái và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phạm một sai lầm lớn khi đợi quá lâu để cắt giảm lãi suất...Chứng khoán Nhật Bản đã rơi vào trạng thái thị trường đầu cơ giá xuống trong phiên giao dịch 5/8, nối tiếp xu hướng bán tháo vào tuần trước bằng cú giảm hơn 12% của hai chỉ số Nikkei 225 và Nasdaq. Lúc đóng cửa, Nikkei giảm 12,4%, còn 31.458,42 điểm. Đây là phiên giảm tồi tệ nhất của chỉ số này kể từ “ngày thứ Hai đen tối” hồi năm 1987.Sắc đỏ cũng phủ nhuộm tất cả các thị trường chứng khoán chủ chốt khác của khu vực châu Á trong ngày đầu tuần.Các thị trường lớn khác của khu vực châu Á đều ghi nhận mức giảm mạnh trong phiên ngày thứ Hai. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 8,1% trước khi giao dịch bị ngưng 20 phút do mức giảm quá lớn khiến cơ chế tự ngắt của sàn giao dịch được kích hoạt. Chỉ số Kosdaq của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ giảm 11,71%.Chỉ số ASX 200 của chứng khoán Australia đóng cửa với mức giảm 3,7%; Hang Seng của Hồng Kông (Trung Quốc) giảm 2,2%; và Shanghai Composite Index của chứng khoán Trung Quốc đại lục sụt hơn 1,4%.Kết phiên chiều 5/8, chỉ số VN-Index giảm 48,53 điểm, tương đương 3,92% xuống 1.188,07 điểm. Toàn sàn chỉ có 24 mã tăng nhưng có đến 448 mã giảm, 25 mã đứng giá. Việc VN-Index giảm sâu cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang cực kỳ lo ngại về triển vọng của thị trường. Các yếu tố như căng thẳng địa chính trị, lãi suất tăng và lạm phát cao đang gây áp lực lên thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có Việt Nam.Phiên giảm mạnh cũng đã thổi bay hơn 198.000 tỷ đồng (khoảng 8 tỷ USD) vốn hóa của HoSE. Tính đến hết ngày 5/8, giá trị vốn hóa của HoSE chỉ còn 4,86 triệu tỷ đồng.Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index giảm 8,85 điểm xuống 222,71 điểm. Toàn sàn có 33 mã tăng, 171 mã giảm và 24 mã đứng giá.Chỉ số UPCoM-Index giảm 3,16 điểm xuống 90,6 điểm.
Bình luận