"Bên mấy bà thắng rồi"
"Gần 4 giờ sáng 1/5/1975, trại trưởng trại 6B (trại nữ) đến mở cửa phòng chúng tôi, và nói: 'Mấy bà ra đi, bên mấy bà thắng rồi'.
Với cảnh giác cao độ, chúng tôi không tin và yêu cầu bằng chứng. Khoảng 5 phút sau, trại trưởng mang chiếc radio catset 3 băng và mở đài Sài Gòn cho chúng tôi nghe. Giọng Thượng tướng Trần Văn Trà đang đọc thiết quân luật mạch lạc, trang nghiêm vang lên trong không khí yên lặng của phòng giam.
Không ai bảo ai, chúng tôi đồng loạt hô lên sung sướng: Mình thắng rồi, mình thắng rồi mấy chị ơi. Mình sống rồi. Bác Hồ muôn năm… Đảng Lao động Việt Nam muôn năm", bà Khánh chảy nước mắt khi kể lại khoảnh khắc cuối 🍌cùng sau song sắt nhà 🅺tù vào sáng 1/5/1975.

Tù nhân chúng tôi đoán: “Chắc sắp giải phóng rồi nhưng chúng không tha mình”.
Từ chiều 28 - 30/4/1975, máy bay gầm rú liên hồi trên bầu trời Côn Đảo, chúng tôi nghĩ: “Chắc nó ném bom hủy luôn cái đảo này".
Bà Khánh kể tiếp: Chúng tôi họp bàn, thống nhất kết luận sơ bộ: Có thể quân ta đã giải phóng gần đến Sài Gòn rồi. Địch có thể thủ tiêu tù chính trị trước khi đầu hàng, hoặc ra biển để đón đi. Vì vậy nếu có chết thì cũng phải chết cho đàng hoàng.
Mọi người phải bình tĩnh không hoảng loạn và tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế lao động 1/5 cho tươm tất, vui vẻ. Mỗi người luôn mặc 2 bộ đồ, quấn cả khăn để nếu giặc có tách ra, chúng tôi còn có cái mà mặc".

Tự giải phóng Côn Đảo, giải phóng mình
Khoảng 6h sáng 1/5/1975, các cựu tù chính trị được thông báo cả Côn Đảo hơn 4.200 tù chính trị đã được trả tự do, và yêu cầu các chị em nữ cử đại diện tham gia Đảng ủy, để lãnh đạo toàn đảo và Ủy ban hòa hợp, hòa giải dân tộc tỉnh Côn Đảo.Mọi người họp và cử người tham gia. Đảng ủy Đảo lúc đó có 12 người, mỗi người đều được phân công công việc cụ thể.Việc gấp rút được yêu cầu là giữ nguyên đơn vị trại, mỗi trại cử ra Ban Chỉ đạo liên hệ với Đảng ủy. Trong mỗi trại tổ chức theo đơn vị tiểu đội, trung đội, thực hiện quân sự hóa để có súng là trang bị ngay thành lực lượng vũ trang bảo vệ Đảo, chiếm ngay kho gạo, kho súng, kho thuốc và các bệnh viện.Cùng với đó là tổ chức bộ phận lo hậu cần tiếp tế. Các tù chính trị nắm tất cả bếp ăn của nhà tù và lo cho cả quân phạm và thường phạm.Ban Địch vận, Ban công tác dân vận cũng được thành lập để quản lý số thường phạm, quân phạm hơn 4.000 người và vận động các gia đình công chức, giám thị trại giam, binh lính... Chính quyền cách mạng Côn Đảo được thành lập với địa điểm làm việc là trại giam số 6, để thuận lợi cho việc bảo vệ và đoàn kết với anh chi em cựu tù chính trị.Bà Khánh cho biết khó khăn anh chị em tù chính trị phải đối mặt trước mắt là số lương thực, thực phẩm không còn nhiều, trong khi cả đảo gần 10.000 người, bao gồm hơn 4.000 tù chính trị, quân phạm, thường phạm, binh lính, công chức và gia đình họ. Và nếu Côn Đảo bị tái chiếm thì sẽ thế nào.Chính vì vậy mà trong sáng sớm 1/5, Ủy ban hòa hợp, hòa giải dân tộc tỉnh Côn Đảo đã được thành lập để ổn định tình hình, lên phương án canh phòng, bảo vệ đảo, tổ chức cuộc sống.Cũng sáng sớm ngày Quốc tế lao động đầu tiên tự do ở Côn Đảo, 1 Tiểu đoàn trang bị đủ loại súng, có cả đại liên và súng 12,7mm được thành lập. Từ đây, các anh chị em giải thoát những tù nhân đang bị giam cầm, xiềng xích trong hầm đá Trại 2 (chuồng cọp). 7h sáng 1/5/1975, lực lượng vũ trang Ủy ban hòa hợp, hòa giải dân tộc tỉnh Côn Đảo đã mở cửa, đưa hơn chục cựu tù về với tập thể. Đặc biệt, có người được đưa ngay về Văn phòng Đảng ủy để làm việc.
Ngày trở về
Bà Khánh cho biết trong ngày giải phóng, lực lượng nữ có một số người từng làm văn phòng, được bố trí phục vụ Văn phòng Đảng ủy và Ủy ban hòa hợp, hòa giải dân tộc. Số còn lại phân thành 2 bộ phận gồm: một bộ phận may ruột tượng đựng gạo cung cấp cho anh em ở các chốt; nấu cơm và chăm sóc các anh chị em bị bệnh, bị thương và trên 200 người tập trung tập luyện văn nghệ, chuẩn bị phục trang và trang trí sân diễn.Sau mấy ngày mở cửa nhà tù, anh chị em trại này qua thăm trại khác, xuống biển tắm, vào rẫy kiếm mít, rau, quên cả giờ giấc về.Đến ngày 3/5/1975, Côn Đảo mới liên lạc được với Thành ủy Sài Gòn - Gia Định qua Đài vô tuyến viễn thông. Rạng sáng 4/5/1975, khi tàu V.609 và tàu V.683 hải quân chở bộ đội ra giải phóng đảo thì tù chính trị Côn Đảo đã hoàn toàn làm chủ và ổn định tình hình trên đảo.Chiều 4/5/1975, tại sân trụ sở Ủy ban hỏa hợp, hòa giải dân tộc tỉnh Côn Đảo diễn ra lễ mừng Côn Đảo hoàn toàn giải phóng. Hàng nghìn cựu tù thân thể tiều tụy, quần áo rách rưới nhưng khuôn mặt người nào cũng bừng sáng, hân hoan đón chào ngày mới.
Nhà tù Côn Đảo ngày giải phóng có 7.448 tù nhân, trong đó có 4.234 tù chính trị từng bị cấm cố trong 8 trại giam. Khi "chúa đảo" cùng cố vấn Mỹ rút chạy ngày 29/4, người nắm quyền chỉ huy lúc ấy đã ra lệnh khóa chặt cửa các trại giam, tổ chức di tản và chuẩn bị thủ tiêu tù chính trị bằng lựu đạn. Nhưng tình thế đảo ngược khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Một số công chức, gác ngục báo tin và trao chìa khóa, vũ khí, yêu cầu tù chính trị ra quản lý chính quyền, bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng cho những người ở lại.Những người tù chính trị chớp thời cơ tự giải phóng. Đảng ủy lâm thời được thành lập lúc 3h sáng 1/5/1975 và 10h sáng 1/5 đã làm chủ hoàn toàn Côn Đảo.Ngày 5/5/1975, con tàu đầu tiên đưa các tù chính trị Côn Đảo về đến Vũng Tàu. Ủy ban quân quản Vũng Tàu tổ chức mít tinh trọng thể chào đón những người con ưu tú trở về.
Bình luận