- Việc kiểm tra, kiểm soát hàng giả trên địa bàn TP.HCM trong thời gian qua đang được diễn ra thế nào, thưa ông?
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, UBND TP.HCM về việc mở đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt trong lĩnh vực y tế, Chi cục Quản lý thị trường thành phố đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch về tăng cường tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.Cụ thể, chúng tôi đã mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ ngày 15/5 - 15/6/2025.Quản lý thị trường cũng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc kinh doanh hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.Từ kết quả rà soát, kiểm tra, xử lý, đánh giá, chỉ ra nguyên nhân, điều kiện vi phạm, các sơ hở, bất cập trong quy định pháp luật hoặc cơ chế quản lý mà các đối tượng lợi dụng vi phạm pháp luật để kiến nghị các giải pháp khắc phục, hoàn thiện thể chế về thương mại điện tử, nhất là Luật Thương mại điện tử.Lực lượng Quản lý thị trường thành phố cũng tập trung thực hiện các Công điện của Thủ tướng về xử lý việc sản xuất, phân phối sữa giả; Xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe...Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Hải quan, Sở Y tế và Ban Chỉ đạo 389 thành phố để kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.- Những mặt hàng nào đang gây nhức nhối nhất và được lực lượng quản lý thị trường tập trung xử lý, thưa ông?
Tính từ đầu năm đến tháng 5/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM tiếp tục tập trung xử lý các mặt hàng đang gây nhức nhối nhất như thuốc tân dược, thực phẩm chức năng và sữa.Đối với thuốc tân dược, chúng tôi đã kiểm tra, xử lý 178 vụ vi phạm, tạm giữ hơn 262.000 đơn vị sản phẩm thuốc tân dược các loại với tổng trị giá hơn 15,4 tỷ đồng; xử phạt với số tiền hơn 2,2 tỷ đồng và chuyển cơ quan điều tra 4 vụ có dấu hiệu tội phạm.Đối với thực phẩm chức năng, chúng tôi đã kiểm tra, xử lý 38 vụ vi phạm, tạm giữ hơn 18.700 đơn vị sản phẩm thực phẩm chức năng các loại với tổng trị giá hơn 835 triệu đồng đồng và xử phạt số tiền hơn 786 triệu đồng.Riêng đối với mặt hàng sữa, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra 9 vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp, gần 4.500 chai sữa các loại và 40 kg bột sữa. Tổng trị giá hơn 330 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa.Các vụ có hành vi vi phạm chủ yếu: kinh doanh hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng quá hạn sử dụng.
Một vấn đề nguy hiểm hơn là người bán hàng còn trộn lẫn thuốc thật với thuốc giả trước khi bán ra thị trường nhằm đánh lừa cơ quan chức năng.Ông Nguyễn Quang Huy
- Trong công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, lực lượng Quản lý thị trường gặp những khó khăn gì, thưa ông?
Đối với những mặt hàng như thuốc tân dược, thực phẩm chức năng và mặt hàng sữa, lực lượng Quản lý thị trường gặp một số khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc và kiểm soát kênh phân phối. Người bán hàng sử dụng thông tin "hàng xách tay" để hợp thức hóa các loại thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không rõ thông tin chất lượng.Một vấn đề nguy hiểm hơn là người bán hàng còn trộn lẫn thuốc thật với thuốc giả trước khi bán ra thị trường nhằm đánh lừa cơ quan chức năng trong quá trình kiểm tra ngẫu nhiên và xây dựng lòng tin ban đầu nơi người tiêu dùng.- Những phương án chủ lực để xử lý triệt để hàng giả trên địa bàn thành phố trong thời gian tới là gì, thưa ông?
Từ góc độ chức năng, nhiệm vụ của Quản lý thị trường để tiếp tục ngăn chặn vấn nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là mặt hàng thuốc và thực phẩm chức năng, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM sẽ tập trung thực hiện các giải pháp trọng tâm như:Tiếp tục bám sát thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND TP.HCM và trực tiếp là của Sở Công Thương thành phố trong công tác kiểm tra, xử lý đối với mặt hàng thuốc, thực phẩm chức năng.
Xin cảm ơn ông!
Chiều 29/5, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra các điểm bán hàng trong Trung tâm thương mại Saigon Square (Quận 1). Tổ kiểm tra bước đầu ghi nhận hàng loạt sản phẩm bày bán mang các thương hiệu nổi tiếng như đồng hồ Rolex, Longines, Patek Philippe; túi xách và ví của các hãng LV, Gucci, Dior, YSL, Celine, Goyard, Chanel, Hermès, Bottega Veneta, Prada; cùng nhiều mẫu mắt kính gắn nhãn Gucci...Tuy nhiên, toàn bộ các sản phẩm này đều có dấu hiệu giả mạo hàng chính hãng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người tiêu dùng cũng như uy tín của các thương hiệu được bảo hộ tại Việt Nam.Mới đây, UBND TP.HCM vừa có quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.Tổ công tác do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm tổ trưởng. Tổ phó gồm thành viên Ban chỉ đạo 389 của TP.HCM gồm Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ, Phó Giám đốc Công an TP.HCM Mai Hoàng, Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP.HCM Trương Minh Tuấn, Phó cục trưởng Chi cục Hải quan khu vực II Đỗ Thanh Quang.
Bình luận