
“Nhờ cô làm sai kết quả xét nghiệm để 2 người họ trở thành cha – con. Cháu bị câm điếc không đủ điều kiện nuôi đứa trẻ”, nội dung tin nhắn Lam viết.
Phản hồi lại lời khẩn cầu của khách hàng, bà Nga nhắn: “Tất nhiên họ sẽ nhận nhau nếu kết quả xét nghiệm đứa trẻ đúng là con của anh Huy. Dù rất thương cảm với hoàn cảnh của người phụ nữ này nhưng tôi phải làm đúng chứ không thể khác được”.
Một ngày sau khi nhận tin nhắn người lạ, trung tâm ADN tiếp nhận một người phụ nữ trùm kín đầu, kín mặt đến và ra hiệu bản thân bị câm điếc. Chị viết ra giấy với nội dung: “Tôi bị câm điếc lại bị ung thư sắp chết xin trung tâm để cho anh Huy và đứa trẻ nhận nhau. Tôi sẽ hậu tạ”.
Lúc này vị giám đốc trung tâm mới biết đó là người phụ nữ đã nhắn tin cho mình hôm trước. Tuy nhiên, bà Nga vẫn chỉ trả lời như cũ, quyết không thoả hiệp.Chiều cùng ngày, bà Nga nhận được 5 triệu đồng chuyển vào tài khoản, người gửi không viết tên, không viết nội dung. Bà Nga thắc mắc về số tiền này nên đã ra ngân hàng nhờ kiểm tra thông tin là ai và chuyển lại số tiền vào tài khoản kia.Một tuần sau, gia đình ông Bắc trở lại trung tâm, kết quả đứa trẻ không phải là con của anh Huy. Xâu chuỗi lại sự việc, bà Nga nhận ra, việc nhắn tin nhận mình câm điếc và nhờ thay đổi kết quả chỉ là chiêu trò của cô gái nhằm mục đích đạt được nguyện vọng của cá nhân.Sau khi không đáp ứng mong muốn, người phụ nữ giả câm điếc kia đã đến trung tâm và nói những lời không hay. Nữ giám đốc nói người làm ADN quan trọng nhất là phải làm đúng và chính xác vì làm sai một lần sẽ không còn ai tin tưởng trung tâm.Xét nghiệm ADN huyết thống có độ chính xác gần như tuyệt đối được tất cả các nước trên thế giới sử dụng. Chỉ cần cung cấp đúng mẫu, xét nghiệm ADN chắc chắn sẽ trả cho khách hàng kết quả chính xác giữa hai người với nhau. Khách hàng có thể sử dụng các loại mẫu như mẫu máu, mẫu tóc có chân, mẫu móng tay… để làm xét nghiệm ADN huyết thống.NHƯ LOAN
Bình luận