10 năm chuẩn bị kỹ thuật mổ mới
Tháng 3/2019, PGS.TS Đồng Văn Hệ, Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận ca bệnh u não đặc biệt. Người đàn ông sinh năm 1965, quê Quảng Bình thường xuyên đau đầu, tê bì và yếu tay, đi khám phát hiện u não, khối u kích thước 2x3 cm nằm ở vị trí ảnh hưởng đến chức năng vận động.“Tôi luôn nung nấu kế hoạch có thể thực hiện phẫu thuật não thức tỉnh trên những người bệnh ở đất nước mình, vừa có thể phát triển kỹ thuật, vừa mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ”, PGS Hệ nói.
Suốt nhiều năm công tác tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, bác sĩ Hệ nhiều lần liên lạc mời các chuyên gia ở châu Âu về mổ thị phạm. Song cả hai lần mời đều thất bại. Trong một lần tham dự Hội nghị phẫu thuật thần kinh châu Á, ông gặp vị giáo sư người Nhật trình bày bài giảng về mổ não thức tỉnh. Đúng kỹ thuật bản thân đang ấp ủ, ông chăm chú lắng nghe để hiểu sâu hơn nữa.Sau lần đó, PGS.TS Hệ cùng y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức “khăn gói” sang Nhật Bản để học hỏi. Các chuyên gia của Nhật Bản cũng sang Việt Nam 3 lần. Lần đầu, một chuyên gia người Nhật sang, ông chỉ thăm cơ sở bệnh viện, trang thiết bị và dụng cụ phòng mổ. Lần thứ hai, đoàn chuyên gia tiếp tục khảo sát cơ sở vật chất phòng mổ. Đến lần thứ ba sang Việt Nam, họ mới bắt tay vào mổ thị phạm.Đến nay, từ một kỹ thuật mới và khó, PGS.TS Đồng Văn Hệ cùng các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức làm chủ kỹ thuật, thực hiện thành công trên 40 trường hợp mắc bệnh u não phức tạp. Các bệnh nhân đều phục hồi tốt, không có di chứng. Đây là kết quả ấn tượng, mở ra triển vọng lớn, góp phần vào thành công chung trong lĩnh vực phẫu thuật thần kinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Ca phẫu thuật 19 tiếng
Ba năm trước, trong ca phẫu thuật thần kinh, PGS.TS Đồng Văn Hệ cùng ê-kíp đứng liên tục 19 tiếng đồng hồ để lấy khối u trong não cho nữ bệnh nhân 36 tuổi, quê Thái Bình. Đây cũng là ca mổ dài nhất hành trình làm nghề của ông.“Bạn cứ tưởng tượng dây thần kinh như rễ tre, u như cục đất nằm giữa rễ tre, muốn lấy cục đất nhưng bảo tồn rễ thì rất cần tỉ mỉ. Chưa kể, vùng sọ xương rất dày, các bác sĩ phải khoan, mài, mất 2 giờ đồng hồ mới tiếp cận được khối u”, bác sĩ Hệ nói. Không cẩn thận bện🍌h nhân có thể tử vong và gặp di chứng cả đời.
Đi nhiều nơi, quen biết nhiều đồng nghiệp trên thế giới nên PGS.TS Hệ thường mời chuyên gia nước ngoài về Việt Nam cùng tham gia những ca phẫu thuật khó. Những lần đó đều được phát trực tiếp ra ngoài phòng mổ để nhiều y, bác sĩ khác học hỏi.Ông ấn tượng nhất với lần phẫu thuật cho cháu bé nhập viện ngày 3/6/2017 bị phình động mạch cảnh trong với kích thước tới 10 x 12 cm trong khi hơn 1,5 cm đã là lớn, hơn 2,5 cm là khổng lồ.Đây là trường hợp hiếm gặp trong y học. Để cứu cháu bé, PGS Hệ mời GS Kasumi Takizawa, Giám đốc Trung tâm Ngoại thần kinh Bệnh viện Red Cross Asakikawa (Nhật Bản), chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật mạch máu thần kinh sang phẫu thuật.Ngày 8/6/2017, ê kíp mổ gồm 6 người do PGS.TS Đồng Văn Hệ và GS Kasumi Takizawa trực tiếp thực hiện. Ca phẫu thuật phức tạp kéo dài hơn 12 giờ.“Thời gian mổ dài, các bác sĩ thường thay phiên ra ngoài ăn uống nhẹ, thay quần áo mổ để đảm bảo vô trùng. Ca mổ kết thúc, gần như ai cũng mệt nhoài", PGS Hệ nói. Ca phẫu thuật thành công. Sức khỏe bệnh nhân ꧑tiến triển tốt.

Bác sĩ Việt có trình độ ngang tầm thế giới
Theo PGS.TS Đồng Văn Hệ, y tế Việt Nam không thua kém nước ngoài, có thể làm được nhiều kỹ thuật khó, thậm chí các nước bạn còn phải học hỏi. Tuy nhiên hiện một số người chưa đặt niềm tin vào y học trong nước, thể hiện thông qua việc hàng năm vẫn có hàng chục nghìn lượt bệnh nhân ra nước ngoài điều trị bệnh.Việc này không chỉ khiến đất nước mất đi nguồn ngoại tệ lớn, mà còn mất đi cơ hội nâng cao tay nghề và uy tín của ngành Y tế Việt Nam. "Tại trung tâm chúng tôi mỗi năm ghi nhận hàng chục trường hợp chữa bệnh ở nước ngoài nhưng lại quay về đây để cầu cứu”, PGS Hệ nói.
Không phải bệnh nhân nào ra nước ngoài điều trị cũng nhận được kết quả tốt đẹp. Có không ít bệnh nhân trở về trong tình trạng “tiền mất tật mang”.PGS Hệ kể một bệnh nhân phát hiện u não từ tháng 3/2023, đi khám tại phòng khám tư nhân, sau đó gia đình đưa sang nước ngoài điều trị. Kết quả, người bệnh được cho xạ phẫu hết 500 triệu đồng. “Đây là cách chữa “buồn cười”, vừa tốn kém lại không đúng chỉ định”, PGS Hệ nói.
Một số trường hợp khác cũng mắc bệnh về não, ra nước ngoài mổ theo phương pháp cổ điển, không nội soi như ở Bệnh viện Việt Đức. Người này mổ ở nước ngoài xong tai điếc, mồm méo, mất khoảng 2 tỷ đồng.
Về chuyên môn, kỹ thuật mổ, các bác sĩ Việt không thua kém bất cứ ai, bất kỳ quốc gia nào, chúng ta chỉ không bằng họ về điều kiện vật chất.PGS.TS Đồng Văn Hệ
“Có chăng chỉ là ngành Y tế chưa truyền thông tốt, chưa làm tốt việc hướng dẫn người bệnh đi đúng tuyến, hỏi đúng bác sĩ, đến được nơi cần đến”, PGS Hệ bày tỏ.
Để giữ chân được người Việt ở lại trong nước khám chữa bệnh và thu hút người nước ngoài đến theo bác sĩ cần nhiều giải pháp hơn nữa, trong đó nâng cao chất lượng chuyên môn, y đức là quan trọng nhất. Các cơ sở y tế cần phải tổ chức thật chuyên nghiệp công tác tiếp đón, chăm sóc, thực hiện đổi mới thái độ, phong cách ứng xử, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.Các cơ sở y tế cần phải liên tục cập nhật quy định để phác đồ chẩn đoán, thuốc mới, hóa chất sinh phẩm hiện đại sớm đưa vào liệu trình điều trị của người bệnh. Nếu làm tốt những công tác cải tiến dịch vụ, xây dựng quy trình, truyền thông chăm sóc bệnh nhân thì chắc chắn người dân có nhu cầu sẽ tự tìm đến các cơ sở y tế trong nước để khám chữa bệnh, khi đó hệ thống y tế của chúng ta sẽ ngày càng vững mạnh.Bên cạnh đó, đào tạo các thế hệ kế cận để tiếp nối và phát triển các kỹ thuật hiện đại cũng là việc các cơ sở y tế cần chú trọng đẩy mạnh. Vị phó giáo sư mong muốn các thế hệ sau sẽ giỏi hơn thế hệ của mình, sẽ có được những công trình nghiên cứu khoa học mang tính đột phá để đóng góp cho sự phát triển của nền y học nước nhà.
Bình luận