"Con xem đi, học hành kiểu gì mà kết quả toàn 6 với 7 điểm, chỉ xếp loại học sinh Khá, thua cả con nhà cô Phương hàng xóm", 🍸chị Lê Thị Thuỳ 🌜(39 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) vừa nói vừa vứt bảng điểm tổng kết năm học 2024 - 2025 lên bàn.
Cứ tưởng con sẽ xin lỗi mẹ, nhưng không, Hoàng Nam (lớp 10) - con chị Thuỳ lại bình thản: "Điểm này con biết hết rồi. Hơn nửa lớp thấp, không riêng mình con. Kiến thức mới khó hơn bậc THCS nên điểm không cao là đương nhiên".
Chị Thuỳ càng không kiềm chế được cảm xúc, mặt nóng bừng lên, nói lớn: "Lớp vẫn có hơn 10 bạn đạt học sinh xuất sắc, 15 bạn học sinh giỏi chứng tỏ không phải do kiến thức mới mà ở thái độ học tập của con. Bố mẹ đầu tư cho học thêm không thiếu buổi nào so với các bạn, mỗi tháng cũng tiêu tốn 7-8 triệu tiền học ở trung tâm. Con cần nghiêm túc xem lại bản thân mình đi, chỉ đạt loại khá là không ổn. Thậm chí môn Toán chỉ đạt 6.5".

Thấy con trai không hối lỗi mà vẫn tiếp tục tranh luận về điểm số cao thấp, chị Thuỳ cầm cây chổi lông gà ở góc tủ lên vụt con tới tấp. Vừa đánh chị vừa nói: "Này thì điện tử, này thì ghita. Từ mai con mà còn động đến máy tính là mẹ còn đánh tiếp. Con cũng đừng mong đến kỳ nghỉ hè nữa nhé, không đi chơi đâu hết".
Không phục cách hành xử của mẹ, Hoàng Nam nước mắt ngắn nước mắt dài than: "Con chỉ chơi điện tử và ghita lúc rảnh. Ngày nào con cũng làm đầy đủ bài tập về. Chỉ môn Toán là học kém hơn, còn lại vẫn đều đạt 7-8 điểm thi cuối cùng. Con là con người chứ không phải thánh thần mà năm nào cũng có thể đạt học sinh giỏi". Nam n🐻ói rồi bỏ chạy lên phòng, đóng chặt cửa, đeo tai nghe và mở nhạc thật to, mặc kệ lời mẹ đang mắng dư𓆏ới nhà.
Rơi vào tình cảnh tương tự, chị Hoàng Thị Nha (36 tuổi, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cũng không kìm được cảm xúc khi nhận thông tin kết quả năm học của con không như ý. Chị triệu tập cuộc họp gia đình ngay sau cuộc họp phụ huynh, có đầy đủ cả ba thế hệ trong gia đình, rồi "nói chuyện" với con."Con có biết mẹ xấu hổ như thế nào không? Lớp 10/42 học sinh đạt loại khá, trong đó có con. Con thấy đấy, ông bà, bố mẹ không để con thiếu thốn gì, vậy mà đến xếp loại giỏi con cũng không đạt được nói gì đến loại xuất sắc. Công sức của ông bà, bố mẹ bỏ ra coi như đổ sông đổ biển hết", chị Nha nói.
Dù không la mắng, không mất bình tĩnh như chị Nha, nhưng cả bố và ông bà nội thay phiên nhau rao giảng, kể lể công lao của người lớn. Cả cuộc nói chuyện, cậu con trai lớp 8 chỉ biết cúi gằm mặt. Đỉnh điểm cuộc họp gia đình là khi chị buông câu nói "thành tích con kém thế này, mẹ ra đường không dám nhìn ai, xấu hổ với hội phụ huynh trong lớp".Cậu con trai ấm ức, nước mắt giàn giụa: "Vậy ra lâu nay bố mẹ cho con học chỉ để đi khoe với người ta nở mày nở mặt thôi à?. Sao hàng ngày bố mẹ đều nói không quan trọng thành tích, chỉ cần con nỗ lực hết sức là được". Cậu bé vừa khóc vừa chạy vào phòng riêng, đóng s♌ầm cửa lại.
Tiến sĩ tâm lý Trần Hoàng Trinh (Hà Nội) chia sẻ, từng gặp nhiều trường hợp phụ huynh khi nhận kết quả học tập không như ý của con đã la mắng, trách cứ, thậm chí dùng roi vọt khiến trẻ thất vọng về bản thân."Thực trạng này phổ biến, nhiều phụ huynh miệng luôn nói không quan trọng thành tích, con học hiểu bản chất, phát huy được hết khả năng của bản thân là được, nhưng hễ thi học kỳ đạt điểm kém hơn so với các bạn trong lớp thì lại đánh mắng không trượt phát nào", TS Trinh nêu. Trong trường hợp này, trẻ thường có cảm giác tồi tệ, trẻ cho rằng bản thân♔ không giá trị gì. Có trẻ đã có những hành động gây tổn thương đến bản thân.

Bình luận