Đó là nữ biệt động Nguyễn Thị Phương, "bàn tay không súng" nhưng góp phần không nhỏ làm nên chiến thắng lịch sử ngày 30/4/1975. Câu chuyện đặc biệt về nữ biệt động Nguyễn Thị Phương với khả năng làm ''tàng hình'' các mật lệnh được hé lộ trong chương trình Mật danh của VOV1.
Những mật thư tàng hình giữa lòng địch
Bà Nguyễn Thị Phương, sinh năm 1952 tại Campuchia, trong gia đình truyền thống cách mạng, sớm được tiếp xúc với công tác kháng chiến. Bà ngoại của bà là bà Trần Thị Công - Bà mẹ Việt Nam anh hùng có ba người con hy sinh vì cách mạng, một người là thương binh.Nghe lời kêu gọi của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, bà Phương cùng chị ruột gia nhập quân đội khi mới 15 tuổi. Bà được phân công về Quân khu Sài Gòn - Gia Định làm nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dược, chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân 1968.Sau năm 1968, bà được điều về văn phòng của Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn - Gia Định và được đào tạo đánh máy chữ.
"Tôi được Thiếu tướng Trần Hải Phụng tin tưởng, phổ biến thứ nước để viết chữ không hiện hình và cả thứ nước để 'mở chữ'. Tôi cũng là người đi ra ngoài hợp pháp để mua nguyên liệu về chế tạo nên những thứ nước ấy", bà kể lại quá trìꦅnh được truyền dạy kỹ th𝄹uật đặc biệt này.
Là người thông minh, nhanh nhẹn, bà Phương nắm bắt rất nhanh kỹ thuật mới. Sau khi nhận nội dung thư từ cấp trên, đêm đêm, bà lặng lẽ xuống hầm, cặm cụi viết dưới ánh đèn dầu leo lét. "Tất cả thông tin cần viết vào thư tôi nắm được từ cấp trên phải tuyệt đối giữ bí mật", bà nói.
Vì viết lên giấy chữ không "hiện hình", nên khi viết phải tập trung cao độ để các con chữ không chồng lên nhau. Mỗi bức thư là cả tính mạng của giao liên, số phận của cả tổ chức, ảnh hưởng đến tình hình cách mạng.
"Nhiệm vụ gì cấp trên yêu cầu tôi đều giỏi, phải biết, phải làm. Cá nhân tôi vừa học vừa làm hết khoảng 7 nhiệm vụ: đánh máy, viết bạch (viết mật thư), y tá, chị nuôi, học morse, vận chuyển vũ khí bằng xuồng hai đáy...", bà nói.
Ký ức khi bị địch bắt và ngày đoàn tụ
Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, bộ chỉ huy quân sự phiên hiệu SK6 của lực lượng Biệt động Sài Gòn – Gia Định không trụ được ở Củ Chi nữa mà phải di chuyển về miền Tây Nam Bộ. Năm 1969, trong một trận càn, địch phát hiện ra bộ chỉ huy đóng ở ấp Phước Lý, Mỏ Cày, Bến Tre và nữ biệt động Nguyễn Thị Phương bị bắt ngay trong trận càn này.Bà hồi tưởng lại khoảnh khắc kinh hoàng đó: "Chúng xông vào lùng sục, xuống hầm thấy tôi trong một gia đình liền lôi lên. Năm đó tôi mới 16 tuổi. Chúng nghi ngờ, đánh đập, tra tấn dã man, nhấn nước bắt tôi khai. Tra khảo không được, chúng lại bắt tôi đi. Hai ngày một đêm, chúng muốn giết mình. 'Thà giết lầm còn hơn thả lầm' - đó là suy nghĩ của chúng. .
Sau tôi nghe lính kể lại là tôi hên, không thì chúng đã bắn bỏ. Không hiểu sao chúng cho tôi về. Tôi rất biết ơn người đó. Nhiều người nói có khi đó là cơ sở của mình, nhưng tôi nghĩ không phải, chỉ là một người tốt thôi".

Bà thầm nghĩ về gia đình: "Con đã hoàn thành được nhiệm vụ, giữ lời hứa với gia đình là kiên định chiến đấu và bảo toàn được sinh mạng mình".
Mấy tháng sau ngày thống nhất đất nước, bà quyết đi tìm lại gia đình mình và may mắn gặp được. "Ba má đưa đi giới thiệu với họ hàng, bởi khi tôi tham gia chiến đấu thì phải bảo toàn mọi thông tin", bà Phương xúc động kể lại.
Bảo tàng Biệt động Sài Gòn hiện trưng bày bộ bút mực và tài liệu tàng hình trên giấy của nữ biệt động Nguyễn Thị Phương. Bà cũng gửi lại nơi đây một chiếc máy đánh chữ, một kỷ vật từ thời kháng chiến."May mắn là tôi vẫn giữ được tới giờ như một kỷ vật. Sau khi giải phóng thì mọi người lại chuộng máy đánh chữ điện. Tôi xin các chú cho giữ máy đánh chữ làm kỷ niệm cho đơn vị. Sau đó tôi đem về nhà rồi bàn giao cho bảo tàng làm kỷ vật sống".
Cuộc đời và những đóng góp thầm lặng của nữ biệt động Nguyễn Thị Phương là minh chứng sống động cho sự thông minh, dũng cảm và lòng kiên trung của những người lính cách mạng, góp phần làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Bình luận