
Chuyên gia Jani Huutanen của trường Đại học Helsinki cho biết: “Nghiên cứu trước đây không thể cung cấp cho các bác sĩ những công cụ có thể dự đoán bệnh nhân nào sẽ thích hợp với liệu pháp miễn dịch. Trong khi đó, việc sử dụng đúng liệu pháp là vô cùng quan trọng, do điều trị bằng thuốc rất tốn kém và các tác dụng phụ nghiêm trọng tương đối phổ biến".
Sử dụng mô hình AI do các trường đại học Phần Lan phát triển và một mô hình khác do Đại học Stanford phát triển, các nhà nghiên cứu đã phân tích mẫu bệnh phẩm từ gần 500 bệnh nhân ung thư da và so sánh chúng với mẫu của khoảng 1.000 người khỏe mạnh. Họ đã tính toán số lượng tế bào miễn dịch có thể nhận biết ung thư da và phát hiện ra rằng tế bào miễn dịch nhận biết ung thư da xuất hiện ở những bệnh nhân bị u ác tính nhiều hơn ở những người khỏe mạnh.Nhóm nghiên cứu kết luận rằng những bệnh nhân có nhiều tế bào phòng thủ phát hiện ung thư da sẽ phù hợp để điều trị với liệu pháp miễn dịch hơn là những trường hợp thiếu các tế bào này. Giáo sư về huyết học Satu Mustjoki tại trường Đại học Helsinki và Trung tâm Nghiên cứu ung thư toàn diện của HUS cho biết: "Trong tương lai, phát hiện này có thể giúp xác định ung thư da từ mẫu máu".
Trong khi đó, chuyên gia Huutanen khẳng định rằng mô hình AI này cũng cho phép tính toán số lượng tế bào phòng thủ phát hiện ung thư với các bệnh khác, như ung thư vú, ung thư phổi và ung thư máu.(Nguồn: Báo Tin tức )
Bình luận