“Đầu tư cho đường sắt cao tốc là đầu tư cho tương lai. Chúng ta không chỉ bàn về một tuyến đường sắt hay một con tàu mà phải đặt ra mục tiêu tổng thể là hình thành cả ngành kinh tế để duy trì, vận hành đường sắt tốc độ cao an toàn, hiệu quả, bền vững nằm trong “hệ sinh thái” giao thông vận tải hướng đến tự chủ phát triển mạng lưới hạ tầng giao thông kỹ thuật”, Phó Thủ tướng nhấn mạ🎀nh và lưu ý Đề án cần cập nhật những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ, chuyển đổi số, tự động hoá, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IOT)…

“Việc lựa chọn kịch bản phát triển đường sắt tốc độ cao phải do thị trường quyết định, trong đó khâu dự báo nhu cầu là rất quan trọng để tính toán hiệu quả đầu tư”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Tại cuộc họp, lãnh đạo Bộ GTVT nhận định, đường sắt Việt Nam đã từng đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước giai đoạn 1980-2005, hiện đang mất dần vai trò, thị phần giảm sút, không cạnh tranh được với các phương thức vận tải khác.Hạ tầng đường sắt quốc gia lạc hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu, tiềm ẩn nguy cơ cao mất an toàn giao thông, nguồn nhân lực ngày càng mai một… Thực trạng trên đặt ra yêu cầu phát triển đường sắc tốc độ cao nhằm mở ra không gian mới để phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.Bộ GTVT đã tổ chức các đoàn công tác, khảo sát ở một số quốc gia có hệ thống đường sắt tốc độ cao phát triển như: Thời điểm quyết định đầu tư; công tác chuẩn bị đầu tư; lựa chọn công nghệ, kỹ thuật; phương án khai thác; mô hình đầu tư; tiếp nhận, chuyển giao công nghệ, phát triển công nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực; mô hình quản lý… Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Danh Huy cho biết, Đề án đã được nghiên cứu nghiêm túc, công phu, kỹ lưỡng trong thời gian dài, nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương, các chuyên gia, nhà nghiên cứu, Hội đồng thẩm định Nhà nước, cũng như thông tin phản hồi của xã hội và người dân. Hầu hết các ý kiến đều thống nhất cần đầu tư tuyến đường sắt mới, hiện đại để đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng tăng trên trục Bắc-Nam. Một số ý kiến băn khoăn, đề nghị làm rõ kịch bản phát triển đường sắt khai thác chung khách và hàng hoá; hoặc riêng hành khách; quy mô, tốc độ; khả năng huy động nguồn lực, làm chủ công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá của công nghiệp đường sắt…Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cho rằng, kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao ở các nước cho thấy đây phải đầu tư tuyến mới hiện đại thay vì cải tạo, sử dụng hạ tầng hiện nay. Đây là cơ hội để ngành đường sắt làm chủ công nghệ, đổi mới phương thức quản trị vốn đã lạc hậu rất nhiều so với thế giới.Lê Hoàng(VOV.VN)
Bình luận