
"Ví dụ để xảy ra thực trạng giá đỗ ngâm tẩm hóa chất có thể do quản lý thị trường, ý thức người sản xuất... nhưng tại sao người sản xuất giá đó lại mua hóa chất một cách dễ dàng như vậy?
Hay trước đây, các vụ đầu độc xyanua, tại sao lại mua dễ dàng như vậy, thậm chí người ta có thể tìm hiểu và mua online được. Vấn đề này xảy ra, Bộ Công Thương, Bộ Y tế hay Bộ Nông nghiệp và Môi trường chịu trách nhiệm?", bà Nguyễn Thanh Hải nói.
Bà Nguyễn Thanh Hải dẫn lại ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khi thảo luận về việc tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là phải rõ trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, của bộ ngành có liên quan thì mới xử lý được.Dẫn thực tế các thực phẩm được sử dụng hàng ngày có thể bị ngâm tẩm hóa chất, bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị trong Luật Hóa chất (sửa đổi) phải thể hiện thông điệp mạnh mẽ rằng nếu xảy ra những vụ việc về hóa chất như xả thải ra môi trường, liên quan đến thực phẩm phải có cơ quan chịu trách nhiệm."Tôi đã thử nghiệm, có những quả táo mua ở cửa hàng đắt tiền, không cần để trong tủ lạnh mà mấy tháng cũng không hỏng. Nếu là hoa quả sạch thì để 1-2 ngày đã bị nẫu, ruồi nhặng đến luôn. Giờ đây ngâm tẩm hóa chất, ruồi nhặng còn không muốn bu vào. Trách nhiệm ở đâu?", Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu nêu🐎 thực tế.
Một lần nữa nhấn mạnh cần có quy định về trách nhiệm khi để xảy ra các vụ việc liên quan đến hóa chất, bà Nguyễn Thanh Hải cho rằng, khi giao trách nhiệm thì cũng cần giao quyền để các bộ ngành đó yêu cầu các cơ quan khác phối hợp để thực hiện.Vấn đề khác được bà Nguyễn Thanh Hải nêu là Luật Hóa chất (sửa đổi) có mối liên hệ với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Bảo vệ môi trường, Luật An toàn thực phẩm. Do đó, bà đề nghị cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra phải khẳng định với đại biểu Quốc hội rằng các quy định đã được rà soát, đảm bảo chặt chẽ, không có sự chồng chéo, trùng lắp."Cần đảm bảo rằng khi có sự việc xảy ra sẽ có sự liên thông tổng thể giữa các luật, đảm bảo không có khoảng trống, khe hở về pháp lý", Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu nói.

"Nói đến hóa chất nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những chất độc hại, chất phụ gia, những nơi sản xuất hóa chất. Trong đó người nông dân trồng lúa, trồng cây ăn quả, rau... cũng sử dụng hóa chất. Do vậy, cần quy định chặt chẽ hơn về mua bán, vận chuyển, nhập khẩu hóa chất không rõ nguồn gốc.
Cần bổ sung tiêu chí hóa chất độc hại, các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất. Điều này hết sức quan trọng đối với quản lý Nhà nước. Điển hình như trên địa bàn thì bộ chuyên ngành quản lý hay sẽ giao cho địa phương quản lý thì cũng cần quy định rõ", Chủ tịch Quốc hội nói.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị cập nhật thêm Nghị quyết 57 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị vào Luật. Trong đó, thủ tục hành chính hiện nay là vấn đề hết sức quan trọng, then chốt cho doanh nghiệp phát triển. Những thủ tục nào của bộ ngành, của cấp tỉnh, cấp xã phường... thì cần được rõ ràng, cụ thể.Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tăng cường quy định về hành vi bị cấm; bổ sung các hành vi nghiêm cấm liên quan đến hóa chất không rõ nguồn gốc, vượt ngưỡng cho phép, nhập lậu. Trong đó nhập lậu sẽ bằng nhiều con đường như hàng không, đường bộ, đường biển... nên phải có các quy định để phối hợp giữa các cơ quan chức năng."Vì những điểm bất cập mà lần này phải sửa Luật Hóa chất. Khi sửa thì cái gì bất cập là phải tính toán sửa để tuổi thọ luật cao hơn. Không để khi luật ban hành lại thấy thiếu chỗ này, chỗ kia", Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

"Tuy nhiên, hiện nay, một loại hóa chất có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do nhiều Bộ cùng quản lý; điều này dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp khai báo không trung thực mục đích sử dụng để lựa chọn cơ chế thông thoáng hơn", ông Lê Quang Huy nêu thực tế.
Bình luận