Ra khơi, bảo vệ ngư trường truyền thống là mệnh lệnh từ trái tim
Thứ Năm, 10/04/2025 09:00:00 +07:00
(VTC News) - Đối mặt với thiên tai trong những chuyến vươn khơi, nhưng đổi lại, chỉ cần bền bỉ kiên trì trước sóng gió, biển sẽ “bù” lại cuộc sống sung túc cho nhiều gia đình.
20 ngày đồng hành cùng cuộc sống trên biển của ngư dân.
4h sáng, khi những tia nắng đầu ngày chưa kịp trải thảm trên đất liền, tàu của anh Hoang đưa chúng tôi cập cảng Tam Quan, kết thúc hành trình 20 ngày lênh đênh trên biển. Trong tôi có một niềm vui xen lẫn tiếng thở phào khi hoàn thành hành trình an toàn, cùng ngư dân trở về với cá đầy khoang. Mắt tôi tham lam thu gọn không khí tấp nập, xôn xao tiếng cười nói của những người mưu sinh trên bến cá. Đợi anh em ngư dân hoàn thành công việc bốc dỡ cá xuống cảng cho thương lái, nhận lời mời của trưởng tàu Trần Ngọc Hoang, tôi lại theo xe về nhà anh "lai rai".
"Nhà tranh" - như lời tàu trưởng Hoang giới thiệu là căn biệt thự khang trang trong khuôn viên rộng 500-600m² mang dáng dấp hiện đại chẳng khác gì khu nhà giàu ở các thành phố lớn. Trước ánh mắt ngỡ ngàng của tôi, anh Hoang cười bảo: "Nhà như nhà tui ở làng biển này không thiếu".
Quả thật đúng như lời anh Hoang, đi dọc làng chài Thiện Chánh không khó bắt gặp những biệt thự, nhà cao tầng thấp thoáng bên rặng dừa. Nhiều năm nay, ngư dân ở các làng biển huyện Hoài Nhơn giàu lên trông thấy. Nhờ đi biển, nhiều gia đình xây nhà cao tầng, sở hữu những đội tàu đánh bắt xa bờ hùng hậu.So với các tỉnh Phú Yên hay Khánh Hòa, nghề câu cá ngừ đại dương của ngư dân Bình Định được xem là "sinh sau đẻ muộn". Song, giờ đây ngư dân Thiện Chánh (phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) tự hào là nơi có đội tàu đánh bắt xa bờ hùng hậu bậc nhất cả nước với hơn 600 tàu.Ở vùng đất đầy duyên nợ với biển, nhiều ngư dân Bình Định sẵn sàng bỏ ra hàng chục tỷ đồng để đóng tàu “khủng”, vươn khơi đánh bắt dài ngày tại ngư trường Tư Chính, Hoàng Sa, Trường Sa. Dẫu những chuyến mưu sinh luôn rình rập hiểm nguy, nhưng họ vẫn can trường bám biển.Như anh Trần Ngọc Hoang, hiện gia đình anh sở hữu 4 con tàu lớn, chuyên đánh bắt xa bờ, mỗi năm, trừ các loại chi phí, lợi nhuận thu về khoảng 10 tỷ đồng.
Nhiều năm nay, ngư dân ở các làng biển thị xã Hoài Nhơn giàu lên trông thấy.
Anh Hoang kể, trước kia cả làng chài chủ yếu đánh bắt gần bờ. Mỗi sáng sớm, ăn vội chén cơm với nước mắm là lên ghe ra khơi; buổi chiều thì vội vã cập bến đến bán dọc chợ. Tôm, cá gần bờ cạn kiệt nên thu nhập không cao. Vậy là anh và nhiều ngư dân quyết tâm vay ngân hàng để sắm tàu lớn đánh bắt xa bờ.
“Lúc đấy, để có chừng ấy tiền mình cũng phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Nhưng quyết phải sắm chiếc tàu vươn khơi xa, chứ loanh quanh gần bờ mãi không thể khá lên được”, anh Hoang nói.
Những chuyến vươn khơi bám biển dài ngày tuy vất vả, hiểm nguy nhưng biển luôn không phụ lòng người, những mẻ lưới tràn đầy cá thu, hố, nục, ngừ,… giúp anh nhanh chóng trả hết nợ. Những chuyến đi biển dài thêm, xa hơn. Vốn liếng cứ thế tăng dần, cuộc sống của gia đình anh ngày càng khấm khá. Trong lúc chờ mồi nhậu, anh Hoang đưa tôi đi một vòng làng biển, mục sở thị cơ ngơi của những tỷ phú ngư dân trên vùng đất từng bị cái nghèo đeo đẳng.
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là một căn nhà bề thế chẳng kém nhà anh Hoang. "Đây nhà là của vua tàu đất võ"- anh Hoang giới thiệu.
Một người đàn ông hơn 60 tuổi nước da rám nắng khỏe mạnh đặc trưng của người vùng biển, với nụ cười hào sảng ra tận cổng đón chúng tôi.
Theo lời anh Hoang, tại Bình Định, nhắc đến ngư dân tỷ phú thì không thể không nhắc đến ông Bùi Thanh Ninh (SN 1957, ở thôn Thiện Chánh 1). Ông Ninh được mệnh danh là “vua tàu đất Võ” vì đang quản lý đ🔯ội tàu 16 chiếc v🦩ới 8.000CV, quanh năm “trú ngụ” tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.
Giờ đây dù tuổi đã cao, không còn "cưỡi gió, đạp sóng" nhưng൲ ông Ninh vẫn ngồi nhà chỉ huy đội tàu của gia đình qua thiết bị định vị gắn trên các tàu, kết nối với điện thoại thôn🤪g minh.
Với thiết bị này, ông Ninh dễ dàng kiểm soát vị trí đánh bắt của đội tàu, nắm được tình hình khai thác, đặc biệt là điều phối các tàu hỗ trợ nhau nếu không may gặp sự cố trên biển.Ông Ninh kể, trước năm 1975 nơi ông sống nằm chơi vơi trên bờ biển, toàn gai xương rồng và cỏ dại, chỉ có mấy chục nóc nhà dựng bằng cốt tre, lợp mái tranh đơn sơ. Người dân trong làng chỉ có nghề khai thác hải sản ven bờ.
Những chuyến vươn khơi bám biển dài ngày, tuy vất vả, hiểm nguy nhưng biển không phụ lòng người.
Thuở nhỏ ông đã theo cha lên ghe nhỏ ra khơi kiếm sống. Lớn lên, ông nhập ngũ. Hết nghĩa vụ, ông về quê với chiếc ba lô cũ và bộ áo lính sờn vai. Dù bao năm ở chiến trường vững tay súng, nhưng khi trở về ông vẫn không quên vị của biển, tiếp tục theo bạn lên những chuyến tàu ra khơi. Tàu công suất nhỏ chỉ đánh bắt ven bờ, số tiền kiếm được không đủ để lo cho gia đình, vợ con.Cái khó ló cái khôn, những chuyến biển khi tàu cập bờ bán cá, ông dò hỏi thương lái xem thị trường tiêu thụ cá. Biết ngoài Bắc đang thịnh hành sản phẩm cá chuồn khô nên ông quyết định bỏ nghề đánh bắt chuyển sang đi buôn.Bao năm bôn ba với những chuyến buôn dài ngày ra Bắc, từ bán cá khô rồi chuyển sang hàng đông lạnh. Nhờ công việc buôn bán có lãi nên ông cũng dành dụm được ít vốn.Có vốn, ông lại khao khát có một con tàu lớn vươn khơi bám biển, bảo vệ ngư trường tổ tiên để lại. Năm 1994, ông mạnh dạn vay ngân hàng 200 triệu đồng đóng chiếc tàu đầu tiên. Chiếc tàu hạ thủy vươn khơi với những chuyến biển cá mực đầy khoang. Từ đó, việc làm ăn của ông lên như diều gặp gió, chẳng bao lâu ông trả nợ được ngân hàng, có thêm thu nhập cho gia đình.Có vốn, ông Ninh tiếp tục đóng thêm nhiều chiếc tàu mới. Cái tên Sáu Ninh đóng tàu nổi lên từ đó, trở thành địa chỉ tin cậy của ngư dân trong ngoài tỉnh tìm về nhờ ông đóng tàu.Việc đóng tàu lại mở ra một hướng làm ăn mới, một số người đặt vấn đề làm ăn chung với ông. Từ nguồn vốn của “cổ đông” hùn, ông Ninh đứng ra vay ngân hàng thêm để phát triển đội tàu. Từ tổ đội đầu tiên chỉ 3 chiếc, đánh bắt tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, nay đội tàu của ông Ninh đã lên 16 chiếc, với tổng công suất trên 8.000 CV, gần 200 lao động, cần cù làm việc trên Biển Đông.
Nghề đóng tàu ở thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) thủ phủ cá ngừ đại dương miền Trung.
Để quản lý đội tàu “khủng”, ông Ninh tự trang bị bản đồ, theo dõi Internet, máy Icom, radio,… kết nối liên lạc trực tiếp với từng thuyền trưởng trên 16 tàu đang hoạt động ngoài khơi.Được trang bị máy Icom, cứ vào buổi sáng và chiều tối, đều đặn các thuyền trưởng điện về báo tin tình hình đánh bắt, thời tiết… và nêu những yêu cầu cần hỗ trợ. Ông Ninh ở bờ điều hành và đáp ứng rất nhanh gọn. Mỗi tháng, ông đều có cuộc họp 16 tài công để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của đội tàu.Theo nhẩm tính của ông Ninh, đội tàu Sáu Ninh hiện nay có gần 200 thuyền viên tham gia đánh bắt trên biển; trên bờ có 20 ngư dân làm việc vá lưới.Tổng sản lượng đánh bắt gần 2.000 tấn hải sản, doanh thu khoảng 30 tỷ đồng/năm. Sau khi trừ phí tổn (12 tỷ đồng), lương (10 tỷ đồng), bảo dưỡng tàu (2 tỷ đồng)…, mỗi năm, đội tàu này đạt lợi nhuận khoảng 6 tỷ đồng (chia theo đầu tàu thì riêng thu nhập của Sáu Ninh khoảng 2 tỷ đồng).Đến nay, ông đã hơn 60 tuổi và thời gian gắn với biển cũng chừng 40 năm. Những năm ấy, biển khơi đã dạy cho ông Sáu đủ những kỹ năng nhận biết, đợi, đón các đàn cá, tôm hoặc cách lấy điểm cao nhất của ngọn đồi hoặc núi nào đó ở đất liền làm điểm chuẩn cho thuyền vươn khơi.Ông có tài nhận biết đàn cá qua các dấu hiệu tăm nước, độ cao cá vọt lên mặt biển; thời điểm nào xuất hiện cá đàn, loại cá nào ở đâu… Ở cái thời mà ngư dân chưa có máy dò cá như bây giờ, thì những kỹ năng thuộc nằm lòng này rất cần thiết, đảm bảo cho những lần ông Sáu ra khơi thắng lợi, cá tôm đầy khoang.
Thắp đèn, dụ cá giữa lòng đại dương
Từ tháng 6 âm lịch trở đi là mùa lưới vây, nếu gặp đàn có thể đánh bắt hàng tấn. Cá mú, cá thu thì có quanh năm nhưng ít đóng đàn. Hầu như các loại hải sản nói chung đều ưa sáng, vì ăn đèn nên dễ bị dụ vào lưới, thế nhưng khi cất lưới vây lên khỏi mặt nước thì nhất định phải giảm sáng, tránh việc chúng nhận thấy sự thay đổi của môi trường mà bất an, tìm cách đâm đầu xuống đáy lưới, vừa làm cá thương tích vừa có thể bị vỡ lưới...
Hành nghề đi biển hơn 30 năm, ông đủ hiểu biển luôn thay đổi, biển chiều dân ấm no, biển giận thì ngư dân vất vả. Như lời ông Sáu kể, với nghề "hồn treo cột buồm", ngư dân phải hiểu và biết cách xử trí phù hợp, nhất là cá♛ch tìm đúng nơi cần đến giữa biển khơi lớn rộng.
Với ông Sáu Ninh, tiêu chuẩn chọn thuyền trưởng cho các tàu cá của ông không dựa vào quan hệ ruột rà, thân quen, mà là sự yêu nghề và hiệu quả công việc. Các thuyền trưởng đều phải góp vốn làm ăn. Ai thiếu, ông hỗ trợ không lấy lãi và trừ dần sau những chuyến biển.Thuyền trưởng được ông giao cho việc tuyển chọn thuyền viên. Ông bỏ ra 1 tỷ đồng làm quỹ tương trợ, ai có việc cần tiền gấp, quỹ sẽ kịp thời hỗ trợ. Quỹ này còn cho vay quay vòng trong đội tàu đoàn kết. Ông Sáu Ninh suy nghĩ đơn giản rằng, một khi lợi ích của người lao động được giải quyết hài hòa thì họ sẽ gắn bó mật thiết với tổ đội.Ông Sáu Ninh đã được Chủ tịch nước trao Huân chương Lao động Hạng Ba; Thủ tướng tặng Bằng khen… Nhưng với ông, phần thưởng lớn nhất chính là sự hiện diện của mỗi con tàu trong Tổ đội đoàn kết của ông ngày đêm lênh đênh trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa. Mỗi con tàu ra khơi vừa làm giàu cho gia đình, quê hương mình; vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Hành trình "khám phá làng biển nghèo" của tôi tạm dừng sau cuộc điện thoại của vợ anh Hoang thông báo "mồi" đã sẵn sàng.Anh Hoang gọi thêm vài anh em trong đội tàu đến ngồi chung. Bên chén rượu nồng, câu chuyện trở lên cởi mở hơn. Anh Hoang bảo, trong các chuyến ra khơi, mỗi ngư dân đều hiểu rằng, nghề đi biển không chỉ là sinh kế nuôi sống bản thân, gia đình, mà còn có ý nghĩa chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chính vì vậy, ngoài chuẩn bị lương thực, ngư cụ đánh bắt, mỗi ngư dân còn "trang bị" cho mình cả sự dũng cảm, gan lì để ứng phó với những tình huống nguy hiểm, đe dọa từ tàu nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam.Tình yêu biển và ý thức “canh cửa” cho Tổ quốc đã trở thành động lực chính để ngư dân - những “Chiến sĩ” đặc biệt - vững vàng trước những khó khăn, giông bão.
“Đưa tàu ra ngư trường truyền thống mưu sinh là mệnh lệnh từ trái tim trong mỗi ngư dân. Nơi ấy là vùng biển của tổ tiên để lại nên thế hệ ngư dân trẻ chúng tôi phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn”, anh Hoang quả ဣquyết và thổ lộ rằng, cuộc đời của anh giờ đã gắn chặt với biển khơi và trở thành người con của biển cả, dẫu không ít lần đối mặt lằn ra🧜nh sinh tử.
Trong các chuyến ra khơi, mỗi ngư dân đều hiểu rằng, nghề đi biển không chỉ là sinh kế nuôi sống bản thân, gia đình, mà còn có ý nghĩa chung tay bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Hơn 40 năm gắn bó với ngư trường Trường Sa, ông Sang, ngư dân tại xã Tam Quan Bắc cho biết, khi còn trẻ, ông cũng từng là một thuyền trưởng giỏi nghề, thường cho tàu ghé qua các đảo như Sinh Tồn, Song Tử Tây.Lần nào ghé, cán bộ, chiến sĩ trên đảo cũng cho ngư dân khi thì vịt, gà, khi thì rau xanh và đón tiếp rất nồng hậu. Đến nay, do tuổi cao nên ông chỉ đi theo phụ giúp trên tàu. Con trai ông cũng là thuyền trưởng, tiếp tục nghề “cha truyền con nối”
"Khi giao lại tàu cho con, tôi luôn dặn dò con mình rằng, ngư dân không đơn độc trên biển. Đồng hành cùng ngư dân luôn có lực lượng hải quân, cảnh sát biển ngày đêm “canh cửa” cho Tổ quốc”, ông Sang nói.
40 năm đi biển, vị lão ngư tin rằng thế hệ ngư dân kế cận sẽ tiếp tục viết tiếp những câu chuyện can trường, bản lĩnh trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.
Bình luận