“Trên thực tế, người bệnh có thể không có biểu hiện rõ ràng. Một số ca nhập viện khi đã sốc, suy đa tạng và không qua khỏi. Nếu phát hiện sớm, hoàn toàn có thể cứu chữa”, PGS Cường nói tại tọa đàm “Hướng tới không còn ca tử vong do sốt xuất huyết: Hiệp lực phòng bệnh bằng giải pháp tích hợp” do Báo Sức khoẻ và Đời sống phối hợp cùng Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam tổ chức, hưởng ứng♈ Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết (15/6).

Tại tọa đàm, ThS.BS Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh, khẳng định: “Không một lực lượng nào có thể đơn độc chống dịch. Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, truyền thông và người dân”. Ông cho biết cộng đ🎶ồng chính là tuyến đầu trong việc phát hiện sớm, xử lý ổ dịch tại chỗ, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao.
Ông Sơn cũng nhận định, những năm gần đây sốt xuất huyết tại Việt Nam diễn biến phức tạp, luôn thuộc nhóm nước có số mắc cao, phạm vi dịch lan rộng, trải khắp 3 miền. Trong đó miền Nam nhiều năm liền là tâm dịch cả nước, năm 2024 số ca sốt xuất huyết tại miền Nam chiếm 41% cả nước.Tại TP.HCM, 5 tháng đầu năm số mắc tăng 134% so với cùng kỳ, số ca nặng chiếm 1,5%, dịch có xu hướng lan rộng cả trong mùa khô do biến đổi khí hậu, hạn mặn và tích trữ nước. Tại Tây Nguyên và miền Trung, sốt xuất huyết cũng gia tăng hơn hẳn so với trước kia. Năm nay, riêng Khánh Hòa đã ghi nhận trên 1.600 ca mắc ở 74 ổ dịch.Các chuyên gia đồng thuận, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong thay đổi hành vi. Khi người dân hiểu đúng và hành động sớm, sẽ giúp giảm ca chuyển nặng, nhập viện muộn và tử vong. Không thể chờ đến khi dịch bùng phát mới lo kiểm soát. Phòng ngừa chủ động là con đường duy nhất để giảm thiểu rủi ro dịch bệnh sốt xuất huyết.
Bình luận