“Thực tế tiền thuế sử dụng đất chỉ là khoản tiền tạm ứng của doanh nghiệp để thực hiện đầu tư. Còn sau đó, khoản chi phí đầu tư này sẽ được cộng vào giá thành của dự án để đảm bảo lợi nhuận. Do vậy, người mua nhà mới thực chất là người phải trả khoản tiền này.
Nếu doanh nghiệp bị truy thu tiền sử dụng đất tạm tính thì người tiêu dùng có thể sẽ phải gánh chịu khoản phí này. Với việc tăng chi phí đầu tư, giá thành bất động sản chỉ có tăng chứ không thể hạ nhiệt. Thị trường bất động sản từ đó kém phần hấp dẫn và vốn đã khó sẽ càng khó hồi phục”, ông Châu nhấn mạnh.

“Nếu giá nhà tiếp tục tăng, e rằng cơ hội mua nhà ở với phần đông người dân sẽ trở nên khó khăn, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình và thấp. Điều này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về an sinh xã hội”, ông Đính cho hay.
Ngoài ra, việc phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất với số tiền không nhỏ cũng nằm ngoài tính toán của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư không đủ tài chính để nộp bổ sung, dẫn đến không thể triển khai dự án, nguồn cung tiếp tục khan hiếm. Nút thắt này không giải được thì giá nhà sẽ không thể hạ.Những hệ lụy trên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của thị trường và ngược lại với những chỉ đạo của Chính phủ về việc giảm giá nhà, đáp ứng nhu cầu an cư của người dân.Theo các chuyên gia, thị trường bất động sản hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nguồn cung hạn chế, chi phí vốn vay cao và niềm tin của người mua nhà suy giảm. Nếu quy định truy thu tiền sử dụng đất tạm tính được áp dụng, các doanh nghiệp bất động sản sẽ phải gánh thêm chi phí, đặc biệt là những dự án đã kéo dài nhiều năm do chậm trễ trong quá trình xác định giá đất - một vấn đề phần lớn xuất phát từ phía cơ quan nhà nước.Về khả năng phục hồi của thị trường, quy định này có thể làm chậm tiến độ triển khai các dự án mới, khi các chủ đầu tư phải ưu tiên nguồn lực tài chính để xử lý các khoản truy thu thay vì đầu tư vào phát triển.Điều này có thể kéo dài tình trạng khan hiếm nguồn cung, gây áp lực tăng giá nhà đất và làm giảm sức hấp dẫn của thị trường đối với cả người dân và nhà đầu tư.Cản trở sự phát triển đô thị
Theo luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Luật Minh bạch, Nghị định số 103/2024/NĐ-CP được ban hành nhằm cụ thể hóa Luật Đất đai 2024, với mục tiêu quản lý hiệu quả hơn các khoản thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.Tuy nhiên, nếu các quy định này không được thiết kế linh hoạt và hợp lý thì có thể trở thành rào cản cho phát triển đô thị.
“Điều này có thể làm chậm tiến độ đô thị hóa, đặc biệt ở các khu vực đang phát triển nhanh, nơi nhu cầu về nhà ở và hạ tầng rất cấp thiết”, ông Tuấn Anh nhận định.
Do đó, Giám đốc Công ty Luật Minh bạch cho rằng, Nhà nước cần rõ ràng, thống nhất và dự báo được trong việc tính toán tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để doanh nghiệp có thể xây dựng phương án tài chính ổn định và lâu dài.Đồng thời, các chính sách nên hướng tới việc khuyến khích phát triển dự án, giải phóng nguồn cung, đặc biệt tại các đô thị lớn đang chịu áp lực về nhà ở như Hà Nội, TP.HCM.“Nếu không, chúng ta sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn chính sách bất ổn là doanh nghiệp không dám triển khai - thiếu cung - giá tăng - người dân càng khó tiếp cận nhà ở - mục tiêu phát triển đô thị bị đình trệ”, luật sư Tuấn Anh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng nếu chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp tăng lên, đẩy giá bất động sản tăng cao hơn nữa trong thời gian tới thì sự phát triển hạ tầng đô thị càng gặp khó vì doanh nghiệp không đủ nguồn lực để phát triển.Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cũng cho rằng quy định này chưa thật sự phù hợp với thực tế và gây khó khăn cho doanh nghiệp. Do vậy, Bộ Tài chính cần điều chỉnh việc thu bổ sung tiền sử dụng đất đúng đối tượng.“Tôi cho rằng cần điều chỉnh theo hướng quy định doanh nghiệp chỉ phải nộp bổ sung tiền sử dụng đất khi đó là lỗi của doanh nghiệp, còn nếu là khách quan hoặc chưa xác định rõ nguyên nhân thì doanh nghiệp không phải nộp tiền sử dụng đất bổ sung”, ông Lực nêu quan điểm.
Bình luận