
Trong thời gian chờ kết luận cuối cùng, Cục khuyến cáo người dân không nên căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật nêu trên để mua hay sử dụng sản phẩm. “Việc tin vào quảng cáo không đúng có thể gây thiệt hại cả về sức khỏe lẫn kinh tế”, cơ quan này nhấn mạnh.
Thống kê từ Bộ Y tế cho thấy, chỉ trong năm 2024, tổng số tiền xử phạt với các hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật đã vượt 11 tỷ đồng. Dù vậy, nhiều chuyên gia cho rằng mức phạt hiện chưa đủ sức răn đe.Thực tế, các chiêu trò lách luật vẫn diễn ra công khai. Trong phiên chất vấn tại Quốc hội tháng 11/2024, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thừa nhận có tình trạng lợi dụng hình thức hội thảo, quảng bá trên mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để đánh lừa người tiêu dùng – đặc biệt là người cao tuổi, nhóm đối tượng dễ tin và dễ bị tổn thương nhất.Hiện nay, các nền tảng như Facebook, TikTok, Shopee… tràn ngập các video, bài đăng quảng bá thực phẩm chức năng dưới vỏ bọc “chia sẻ kinh nghiệm dùng thuốc”, “hành trình khỏi bệnh”, sử dụng hình ảnh người nổi tiếng, TikToker, KOLs (người có ảnh hưởng) để tăng độ tin cậy.Đầu tháng 5, Bộ Y tế đã yêu cầu các Sở Y tế trên toàn quốc tăng cường hậu kiểm, xử lý nghiêm các vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo thực phẩm.Người dân được khuyến cáo nên cẩn trọng, không tin vào những lời lẽ "thần thánh hóa" công dụng sản phẩm. Trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chỉ mua hàng từ nguồn rõ ràng, có nhãn mác, xuất xứ minh bạch. Tránh mua hàng trôi nổi, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội và website không được cấp phép.
Bình luận