
Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp hơn
Ngày 6/10/2022 vừa qua, Bộ Chính trị khoá XIII đã chính thức ban hành Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.Đây là hội nghị thứ 3 sau 2 hội nghị toàn quốc để phổ biến, quán triệt những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 11 và Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị khoá XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh ở Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; và ở Vùng đồng bằng sông Cửu Long.Vùng Tây Nguyên có 5 tỉnh gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.548 km2, chiếm 1/6 diện tích tự nhiên của cả nước; với khí hậu, thổ nhưỡng và nhiều tài nguyên, khoáng sản quý hiếm mà không nơi nào có được.Tây Nguyên được biết đến như là một vùng đất huyền thoại, là nơi cùng sinh sống của gần 6 triệu người thuộc tất cả 53/53 dân tộc anh em cả nước, trong đó có 52 dân tộc thiểu số, với gần 2,2 triệu người, chiếm hơn 37,5% dân số toàn vùng; lâu đời và đông nhất là đồng bào Ê đê, Mnông, Giarai, Bana... Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống đoàn kết, đấu tranh cách mạng rất kiên cường; có nền văn hoá dân tộc vừa đa dạng, phong phú, vừa có nhiều nét đặc sắc riêng…Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh và tập trung làm rõ trả lời 3 câu hỏi: Vì sao vào lúc này Bộ Chính trị lại bàn và ra Nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045? Những nội dung mới, ý tưởng mới, tinh thần mới của Nghị quyết lần này là gì? Chúng ta cần làm gì và làm như thế nào để tổ chức triển khai thực hiện có kết quả những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết lần này của Bộ Chính trị đã đề ra, biến Nghị quyết thành hiện thực của cuộc sống?Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, xuất phát từ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của Vùng đất Tây Nguyên, ngày 18/01/2002, Bộ Chính trị khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 10 Bộ Chính trị khoá XI đã tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 10 và ban hành Kết luận số 12 ngày 24/10/2011 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2010 và thời kỳ 2011-2020.Sau 20 năm thực hiện các địa phương trong Vùng đã nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của Vùng Tây Nguyên. Hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông, được quan tâm đầu tư, giúp cải thiện đáng kể sự kết nối giữa các tỉnh trong Vùng, và giữa Vùng với cả nước.Một số địa phương đã có sự phát triển bứt phá, tạo nên những điểm sáng trong Vùng và cả nước. Toàn Vùng đã đạt được nhiều kết quả, thành tích quan trọng như đã nêu trong Nghị quyết của Bộ Chính trị và Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ."Thật đáng mừng khi ngày nay, đến với Tây Nguyên, là đến với vùng đất bao đời nắng gió, ngày càng giàu đẹp hơn, khiến ta quên cả lối về thành phố như Nhà thơ Đoàn Minh Hợp đã khắc hoạ trong bài thơ Tây Nguyên Đại ngàn", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói.
Tuy nhiên, theo Tổng Bí thư, bên cạnh những kết quả, thành tích đã đạt được, vùng Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít những khó khăn, thách thức lớn như phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại. Thu nhập bình quân đầu người thấp nhất cả nước. Khoảng cách giàu - nghèo giữa các nhóm dân tộc, nhất là của nhóm các dân tộc bản địa, chậm được thu hẹp. Giảm nghèo chưa bền vững; số hộ nghèo và cận nghèo còn nhiều, nguy cơ tái nghèo còn cao; tỉ lệ xã đạt chuẩn "Nông thôn mới" còn thấp.Tình trạng thiếu đất sản xuất, đất ở của đồng bào dân tộc thiểu số chậm được giải quyết. Công tác xử lý đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường còn bất cập. Tỉ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm cả về diện tích và chất lượng. Nguồn nước có nguy cơ suy giảm. Nhiều di sản văn hoá dân tộc đang đứng trước nguy cơ bị mai một, chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, thực tế này đặt ra yêu cầu phải khẩn trương và nghiêm túc tiến hành tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị khoá IX; Kết luận số 12 của Bộ Chính trị khoá XI và nghiên cứu xây dựng, ban hành Nghị quyết mới về vấn đề đặc biệt quan trọng này.Đây cũng là việc làm hết sức có ý nghĩa và cần thiết, thể hiện trách nhiệm của toàn Đảng và cả nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên - vùng đất cách mạng, anh hùng, có nhiều đóng góp to lớn trong công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, đúng với truyền thống đoàn kết, thuỷ chung, nghĩa tình của dân tộc Việt Nam ta.Nhiều quan điểm chỉ đạo mới để tạo sự chuyển biến
Đề cập về những nội dung mới, ý tưởng mới, tinh thần mới của Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, 3 điểm mới đáng chú ý là Nghị quyết đã kế thừa, bổ sung, phát triển 4 quan điểm của Nghị quyết số 10 thành 5 quan điểm chỉ đạo mới, phù hợp với bối cảnh, tình hình mới. Ở đây có nhiều nội dung thể hiện rất rõ tinh thần đổi mới, quyết tâm rất cao của Đảng ta tại Đại hội XIII, quyết tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa về phát triển vùng Tây Nguyên trong thời kỳ chiến lược mới.Bộ Chính trị yêu cầu, cần phải nhận thức rõ vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng - an ninh và đối ngoại của cả nước. Phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, và là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, trước hết là của các địa phương trong Vùng và vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ.Xây dựng và phát triển vùng Tây Nguyên phải kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng - an ninh và tăng cường công tác đối ngoại. Lấy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội làm nền tảng cho việc giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội."Phát triển vùng Tây Nguyên phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, bảo đảm thống nhất với hệ thống quy hoạch quốc gia, phù hợp với chiến lược quốc gia về phát triển bền vững, tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Văn Hiếu(VOV)
Bình luận