Ông Lê Minh Trí cho biết hiện nay, phần lớn án hành chính liên quan đến đất đai, giá đất, giá đền bù, tái định cư. "Đất đai là nguồn lực cũng là nguồn cơn tranh chấp, khiếu kiện, là đối tượng bị tham nhũng", ông nói.

"Nhiều khi người dân chấp hành lại bị thiệt, còn khiếu kiện, đòi hỏi thì lại được cho thêm. Cán bộ nhiều khi làm đúng, nhưng vì lợi ích không hài hòa, người dân không thỏa mãn vẫn khiếu nại, khiếu kiện dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa người dân và chính quyền", người đứng đầu ngành Kiểm sát nói.
Nguyên nhân khác khiến các vụ án hành chính phức tạp, theo ông Lê Minh Trí là do người bị kiện là cơ quan nhà nước và người có chức vụ, trong quá trình giải quyết xuất hiện tình trạng cả nể, bị tác động.Tuy nhiên, sự phức tạp của án hành chính còn ở chỗ, nhiều vụ án liên quan đến đất đai xảy ra trong thời gian dài, nhận thức áp dụng pháp luật, nhất là luật Đất đai cũng khác nhau.Cùng với đó, việc cung cấp hồ sơ, chứng cứ của cơ quan Nhà nước cũng chưa đầy đủ. Việc tham dự tòa của các chủ tịch UBND cũng không đảm bảo."Khách quan thì chủ tịch UBND không thể dự tòa nhiều được, nhưng nếu anh không ra thì làm sao phân định được đúng, sai. Chưa kể, bản án có rồi, việc thi hành không phải lúc nào cũng nghiêm túc, dễ dàng. Án hành chính là một trong những loại án có tỷ lệ thi hành thấp nhất", Viện tr♚ưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí nói và cho rằ🔜ng để giải quyết án hành chính phải xem xét hệ thống pháp luật - chủ thể thực hiện loại án hành chính.
Bình luận