"Làm thế nào để các trường công lập hạn chế tối đa mức đóng các loại phí khác, nhất là các trường Hà Nội hiện nay thu rất nhiều loại phí", ông Cừ nêu vấn đề.

Ngoài miễn học phí, nữ đại biểu nhấn mạnh, cần nâng cao chất lượng giáo dục, tăng đầu tư cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ giáo viên vùng sâu vùng xa. "Nếu trường lớp xuống cấp, giáo viên thiếu, thì miễn học phí cũng không mang lại giá trị thực sự cho người học", bà nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan (Đoàn Hà Nội) băn khoăn, việc miễn học phí ở các trường công lập có thể khiến lượng học sinh chuyển từ trường tư sang trường công tăng mạnh, dẫn đến nguy cơ quá tải hệ thống trường công. Vì vậy, cần bổ sung quy định hoặc giao Chính phủ xây dựng kế hoạch đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, biên chế giáo viên, để đảm bảo chất lượng đào tạo đồng đều thực sự.Bên cạnh đó, nữ đại biểu cho rằng thực tế hiện nay tồn tại một số loại hình cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, trường năng khiếu, trường thực hành thực nghiệm, tư thục."Vậy việc thực thi chính sách miễn học phí thế nào?", đại biểu đặt vấn đề và cho rằng trong nghị quyết cũng chưa thể h🏅iện rõ quy định đối với những loại h🧔ình trên, đại biểu đề nghị ban soạn thảo làm rõ thêm nội dung này.
Làm rõ các ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, sẽ xây dựng đề án chi tiết và có sự thẩm định công phu để triển khai các nghị quyết của Quốc hội.Về hỗ trợ học phí, Bộ trưởng GD&ĐT chia sẻ, HĐND các tỉnh, thành phố sẽ xác định mức hỗ trợ cụ thể cho các trường ngoài công lập tương đương với trường công lập theo hình thức cấp trực tiếp cho người học. Phương án này phù hợp trong điều kiện chuyển đổi số hiện nay.Liên quan đến kiến nghị hạn chế thu các loại phí khác trong trường học, ông Sơn cho biết việc dạy thêm học thêm trong nhà trường chỉ áp dụng với ba đối tượng gồm các học sinh yếu, trường hợp bồi dưỡng học sinh giỏi và các học sinh chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp. Theo quy định, nhà trường không thu học phí học thêm dạy thêm với ba đối tượng này. Về nguyên tắc, đây là trách nhiệm của nhà trường.
Tuy vậy, không nên quá lo lắng về việc học sinh sẽ chuyển từ trường tư sang trường công, bởi các trường tư trên địa bàn Hà Nội cũng đã khẳng định được vị trí, thương hiệu của mình và cũng rất nỗ lực. "Thực tế tuyển sinh cho những năm qua cho thấy lo lắng này không phải lo lắng lớn lắm", ông Sơn nói thêm.
Bình luận