
"Nghị quyết là cơ sở hiến định cho việc thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tạo nền tảng để kiến tạo một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, người dân hạnh phúc, yên vui", bà Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh.
Theo bà Nguyễn Phương Thủy, bối cảnh Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đặt ra yêu cầu cấp thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.Việc làm này tạo cơ sở cho việc thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo hướng gần dân, sát dân, phục vụ Nhân dân tốt hơn."Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đã được chuẩn bị công phu, nghiêm túc, phản ánh sâu sắc ý chí, nguyện vọng của Nhân dân, kết hợp giữa ý Đảng, lòng dân, phù hợp tình hình thực tiễn và yêu cầu xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nói.
Cũng theo bà Thủy, Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp gồm 2 điều; trong đó, Điều 1 sửa đổi, bổ sung 5/120 điều của Hiến pháp (gồm Điều 9, Điều 10, khoản 1 Điều 84, Điều 110 và Điều 111); Điều 2 quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.Tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho mô hình chính quyền 2 cấp
Giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cho biết luật thể hiện tư duy đổi mới nhằm hướng đến quản trị địa phương hiện đại, kiến tạo phát triển, tháo gỡ những điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng nhanh, bền vững của các địa phương nói riêng và cả nước nói chung trong kỷ nguyên mới của đất nước."Việc Quốc hội thông qua luật này còn mang ý nghĩa lịch sử, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp lần đầu tiên được tổ chức ở nước ta", ông Trương Hải Long nói.

"Việc chuyển đổi từ mô hình chính quyền địa phương 3 cấp sang 2 cấp là một bước cải cách quan trọng và có tính chất lịch sử. Để đảm bảo sự liên tục, thông suốt và ổn định trong quá trình chuyển đổi này, luật đã quy định đầy đủ, bao quát và có tính đến các vấn đề có thể phát sinh trong thực tiễn, từ việc tổ chức bộ máy, nhân sự cho đến quy trình xử lý hành chính và cơ chế hoạt động", Thứ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Bình luận