
"Tuy nhiên, tinh giản không phải là mục tiêu cuối cùng, mà chỉ là hệ quả của mục tiêu lớn hơn. Đó là xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp đồng bộ với việc tổ chức lại bộ máy, cải cách cơ chế quản lý, nhằm giảm cấp trung gian, chuyển sang mô hình chính quyền kiến tạo, chủ động phục vụ Nhân dân và hỗ trợ khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển", Thứ trưởng Bộ Tài chính nói.
Thứ trưởng Hồ Sỹ Hùng nêu rõ, việc sắp xếp tổ chức bộ máy đi kèm với cơ chế quản lý mới là kết quả của quá trình chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Chính phủ đã ban hành đồng loạt 28 nghị định phân cấp, phân quyền ngay sau khi Quốc hội thông qua các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính. Đây là minh chứng cho sự chủ động, bài bản trong cách tiếp cận cải cách.Theo ông Hùng, dù có những thay đổi về địa giới hành chính hay bộ máy tổ chức, nhưng điều quan trọng các thay đổi này không làm gia tăng khó khăn cho môi trường đầu tư, kinh doanh. Ngược lại, việc sắp xếp tạo ra không gian phát triển kinh tế - xã hội lớn hơn, với các đơn vị hành chính có quy mô đủ mạnh để kết nối hạ tầng, kinh tế, kinh doanh thuận lợi hơn, đồng thời tối ưu hóa nguồn lực trên phạm vi rộng hơn.Song song với tổ chức lại bộ máy, lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay, cơ chế quản lý cũng được điều chỉnh theo hướng rút ngắn quy trình, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính.Chính phủ đặt mục tiêu giảm ít nhất 30% thủ tục, phân cấp mạnh mẽ cho cấp cơ sở - nơi trực tiếp tiếp xúc và xử lý công việc với người dân và doanh nghiệp. Việc này không chỉ làm rõ trách nhiệm, tăng tính minh bạch, mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy và chất lượng phục vụ.Đặc biệt, quá trình cải cách còn gắn liền với chuyển đổi số. Nhiều thủ tục hành chính sẽ được xử lý thông qua nền tảng điện tử, cơ chế "một cửa", giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, đồng thời tạo thay đổi căn bản trong phương thức quản lý nhà nước hiện đại hơn.
Bình luận