Đối với thực trạng chủ nhiều cửa hàng, quán ăn dán thông báo chỉ nhận tiền mặt, phản ứng của tôi cũng giống tác giả bài "Hàng quꦐán nào không nhận chuyển khꦿoản, tôi sẽ không đến nữa" và chắc chắn rất nhiều người tiêu dùnඣg khác cũng vậy. Trong việc lựa chọn phương thứ🥂c thanh toán, bên bán không phải là người quyết định luật chơi mà phải theo xu hướng của xã hội và thị trường.
Thời bây giờ, thanh toán trực tuyến không chỉ là nhu cầu của người mua mà cả của người bán. Cách đây hơn 1 tháng, sau khi ăn xong suất cơm văn phòng buổi trưa, tôi rút ví đưa tờ 500 nghìn đồng thì bà chủ nói: “Chuyển khoản giúp cô nhé, cô không đủ tiền lẻ trả lại đâu”. Lúc đó, tôi hiểu rằng thời của t꧃iền mặt đang thực sự lùi lại phía sau, người Việt Nam đã bước thật nhanh vào nền kinh tế phi tiền mặt.
Người tiêu dùng Việt ngày nay, dù là mua mớ rau ở chợ hay ăn cốc chè ven đường, đều quen hỏi chủ quán một câu "Quét ở đâu nhỉ?" và sau đó sẽ được chỉ chỗ dán mã QR. Chuyển khoản từ một phươn thức chỉ dành riêng cho giao dịch lớn đã trở thành kiểu thanh toá🌳n thường nhật. Nhiều người cho biết đã khá lâu rồi họ không cần đến ví, không có tiền mặt trong người, mua hàng hóa hay dịch vụ gì cũng giơ điện thoại lên quét mã.
Có thể thấy rõ tốc độ phát triển của xu hướng này qua con số được Ngân hàng Nhà nước công bố: Năm 2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý thành công 137,6 triệu giao dịch với giá trị 73 triệu tỷ đồng; đến cuối năm 2024, hai con số này là 17,7 tỷ giao dịch và 295 triệu tỷ đồng. So với cuối năm 2023, chỉ số cuối năm 2024 tăng trưởng 56% về số giao dịch và 32% về giá trị.Theo Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2023 của Visa, thời gian trung bình không tiêu tiền mặt của người Việt là 11 ngày liên tiếp trong tháng, tăng gần 4 lần so với 2022. Có đến 56% số người tham gia khảo sát cho biết họ ít mang tiền mặt hơn so với 2022. Xu hướng này vẫn đang tiếp tục tăng.Ở thành phố lớn, nếu người bán nói “không nhận chuyển khoản”, người mua sẽ quay đi và tìm nơi khác. Lý do đơn giản là họ không mang tiền mặt và cũng chẳng muốn mất công đi rút tiền. Không thiếu những nơi chấp nhận quét mã QR để họ tìm đến.
"Tôi là người tiêu dùng thì đương nhiên phải nộp thuế VAT, tôi không cần chủ quán trốn thuế thay tôi để giữ giá cả ở mức dễ chịu",𓆉 bình luận này trên Facebook nhận được rất nhiều like và phản hồi đồng tình.
Tôi nghĩ rằng chuyện người bán từ chối tiền mặt để né thuế chỉ là phản ứng ngắn hạn, họ sẽ nhanh chóng nhận ra đây là chuyện khôn quá hóa dại, tham bát bỏ mâm, vì cái lợi ích nhỏ trước mắt mà bỏ qua các lợi ích lâu dài, bền vững. Thanh toán phi tiền mặt là xu hướng không thể đảo ngược hay kéo lùi những hàng quán từ chối chuyển khoản sẽ khó mà tồn tại.Người kinh doanh cần có tinh thần phục vụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thay đổi theo thói quen tiêu dùng của họ để cung cấp trải nghiệm đáng hài lòng nhất. Đã qua lâu rồi cái thời có thể kinh doanh theo kiểu "tôi bán thế đấy, không thích thì sang hàng khác mà mua".Hơn nữa, khi từ chối chuyển khoản, người bán cũng tự bỏ qua các cơ hội tăng doanh thu từ các nền tảng giao đồ ăn, bán hàng trên sàn thương mại, và rất dễ bị đánh giá là địa chỉ không thân thiện với khách hàng... Khách hàng muốn giới thiệu bạn bè cũng cảm thấy ngại ngần nếu phải dặn thêm một câu: “Quán đó ngon nhưng nhớ mang tiền mặt đấy nhé!”.
Ngoài ra, các chủ cửa hàng, quán ăn cũng đừng nghĩ rằng việc từ chối chuyển khoản có thể giúp họ trốn thuế. Các chuyên gia đã giải thích, việc thu thuế không phụ thuộc vào phương thức thanh toán. Ngoài ra, với trình độ chuyên nghiệp hiện tại, những lỗ hổng nếu có đều sẽ nhanh chóng được ngành Thuế vá lại.Cái giá của việc trốn thuế rất đắt. Điều 143 của Luật Quản lý thuế năm 2019 liệt kê rõ các hành vi được coi là trốn thuế, trong đó có hành vi không ghi chép doanh thu vào sổ sách kế toán; không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc cố tình ghi giá trị hóa đơn thấp hơn thực tế. Mức phạt có thể gấp 3 lần số tiền trốn thuế.Thay vì né thuế bằng thông báo chỉ nhận tiền mặt, nhiều chủ quán, tiểu thương chia sẻ rằng khi chuyển từ thuế khoán sang tính thuế dựa trên thu nhập, họ thích ứng bằng cách tăng giá vài % để đảm bảo buôn bán có lời. Có thể một số khách hàng ban đầu sẽ bỡ ngỡ khi giá suất cơm hay ly cà phê tăng thêm mấy nghìn đồng, nhưng rồi nhanh chóng chấp nhận như một điều hiển nhiên.Bạn nghĩ gì về vấn đề này? Hãy chia sẻ ý kiến ở box bình luận bên dưới.
Bình luận